Xuất nhập khẩu

(vasep.com.vn) Ngày 10/12 vừa qua, Hiệp hội VASEP và các doanh nghiệp thủy sản đã tổ chức Lễ mừng XK thủy sản đạt 10 tỷ USD với niềm tự hào về kết quả thành công của một chặng đường chinh phục thị trường thế giới hơn 20 năm qua. Có thể nói năm 2022 là một năm nhiều kỷ lục của ngành thủy sản. XK thủy sản kỷ lục 11 tỷ USD, trong đó ngành tôm kỷ lục với doanh số trên 4,3 tỷ USD. XK cá tra sẽ đạt 2,4 tỷ USD, cao kỷ lục và tăng trưởng hàng năm kỷ lục 70%. Cá ngừ cũng lần đầu tiên trở thành ngành hàng giá trị tỷ USD.

STO - Chiều ngày 21/12, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả sản xuất thủy sản năm 2022 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2023. Đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng dự và phát biểu chỉ đạo.

(vasep.com.vn) EU đã đạt được thỏa thuận với Vương quốc Anh về các cơ hội nghề cá vào năm 2023 đối với nguồn cá được chia sẻ song phương với Vương quốc Anh ở Đông Bắc Đại Tây Dương.

Tình hình kinh tế thế giới biến đổi nhanh chóng khiến niềm vui xuất khẩu tăng mạnh của nhiều doanh nghiệp sớm phải nhường chỗ cho nỗi lo thiếu đơn hàng.

(vasep.com.vn) 11 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản đạt hơn 10,2 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2021. XK các nhóm mặt hàng của Việt Nam trong giai đoạn này đều tăng so với cùng kỳ.

Không chỉ dệt may, gỗ, da giày với nỗi lo ‘đói’ đơn hàng, mà nông sản vốn là ngành có lợi thế, nhu cầu tất yếu trong đại dịch COVID-19 như thủy sản, hạt điều, tiêu… cũng đang đứng trước thách thức này. Đáng lo ngại, thay vì nhập khẩu của Việt Nam, nhiều thị trường đã chuyển hướng sang nhập của các đối thủ khác do có giá rẻ hơn.

Theo ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký VASEP, thời gian tới cần có biện pháp đặc thù để tiếp thị vào thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả hơn so với hiện nay. Trong đó, thiết lập cơ quan bán hàng trực tiếp của người Việt.

(vasep.com.vn) Tháng 11/2022 – lần đầu tiên kể từ đầu năm, tăng trưởng XK thuỷ sản rơi xuống mức âm (giảm trên 14%) so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt khoảng 780 triệu USD, mức thấp nhất kể từ Tết nguyên đán. Luỹ kế tới hết tháng 11/2022, XK thuỷ sản của Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2021.

Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu của ngành thủy sản và ngành này đang được quy hoạch theo mục tiêu phát triển xanh, thân thiện với môi trường…

Bên cạnh tiềm năng và thế mạnh, ngành thủy sản Việt Nam còn nhiều thách thức về nguyên liệu chế biến thức ăn, thị trường, chất lượng con giống, chi phí đầu vào.

(vasep.com.vn) Những ngày cuối tháng 11 này là thời gian ngành XK thuỷ sản Việt Nam đang tiến tới mốc lịch sử 10 tỷ USD – một con số tròn trịa và tự hào cho một ngành kinh tế có kinh nghiệm hội nhập sớm với nhiều va đập trên thương trường.

(vasep.com.vn) Tháng 10/2022, xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 907 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 5% so với tháng 9 trước. Tính lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, XK thuỷ sản của Việt Nam đạt hơn 9,4 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giám đốc Điều hành Phaata nói rằng: “Cùng với việc đơn hàng sụt giảm thì lãi suất ngân hàng tăng khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm gánh nặng về chi phí vốn. Nếu như từ tháng 7/2022 về trước lãi suất tăng trên 7%/năm thì từ tháng 8 đến nay lãi suất tăng dần lên mức gần 10%/năm”.

Theo Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản đã đạt 9,4 tỷ USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, chỉ sau 10 tháng, xuất khẩu thủy sản đã đạt 3 cột mốc quan trọng.

Nhiều siêu thị Nhật Bản hướng tới nhập khẩu nhiều mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm có chất lượng tốt với giá thành hợp lý từ Việt Nam như cá tra, thịt gà, tôm, xoài, chuối, thanh long...