Xuất nhập khẩu

(vasep.com.vn) Trong chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2010 định hướng phát triển thủy sản Việt Nam thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.

(vasep.com.vn) Dưới tác động của đại dịch Covid-19, nhu cầu và xu hướng tiêu thụ và nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản của các thị trường đã thay đổi. Do đó, các doanh nghiệp muốn nhanh chóng phục hồi sản xuất và xuất khẩu rất cần phải nắm bắt được nhu cầu và xu hướng thị trường giai đoạn hậu Covid-19.

(vasep.com.vn) Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Thủy Sản Việt Nam 2022 do VASEP tổ chức đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ, Triển lãm Sài Gòn (Q.7, Tp. Hồ Chí Minh). Lễ khai mạc có sự tham dự của đại diện cơ quan nhà nước: ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Ông Phan Văn Chinh – Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công thương, Bà Bùi Hoàng Yến – Phó Tổ trưởng Tổ công tác phía Nam, BCT, Ông Trần Phú Lữ - PGĐ Trung Tâm XT ĐT và TM TPHCM.

Tại Tọa đàm “Phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi các FTA” do Báo Công thương tổ chức ngày 16/8, nhiều chuyên gia cho rằng, các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới đặt ra nhiều thách thức cho các DN trong việc thực thi, song cũng là cơ hội để các DN đột phá nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa để tăng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Trong nửa đầu tháng 8/2022, tác động từ giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cộng với biến động tỷ giá trên thị trường thế giới đã khiến cho xuất khẩu thủy sản gặp không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cho biết đối tác vừa thông báo ngừng tạm ký đơn hàng mới …

Nhờ mảng xuất khẩu, doanh thu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú trong nửa đầu năm tăng đến hơn 43% so với cùng kỳ năm 2021.

Tác động từ giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cộng với biến động tỷ giá trên thị trường thế giới đang khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn.

Tình trạng lạm phát ở nhiều thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU... khiến sức tiêu thụ giảm mạnh. Việc này đang đặt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của VN vào tình thế báo động.

Thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau gần đây được mở rộng hơn nhờ các Hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của địa phương năm nay đã tăng hơn 42% so với cùng kỳ.

Để nông sản, thủy sản Việt Nam tạo uy tín trên thị trường EU, doanh nghiệp cần đạt các quy định, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, thông tin minh bạch, trung thực...

EVFTA đi vào thực thi tròn 2 năm, đã tạo xung lực tốt cho xuất khẩu của Việt Nam, đưa kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU 2 năm qua đạt 83 tỷ USD, tăng trưởng xấp xỉ 15%.

Lãi sau thuế của nhiều doanh nghiệp thủy sản trong quý II đạt mức cao kỷ lục khi hưởng giá bán tốt và thị trường xuất khẩu thuận lợi. Quý II, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) báo lợi nhuận hơn 788 tỷ đồng, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lợi nhuận cao nhất của "nữ hoàng cá tra" kể từ khi niêm yết vào quý IV/2007. Doanh nghiệp hoàn thành gần 84% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Được thúc đẩy bởi những thuận lợi của ngành trong nửa đầu năm, các công ty thủy sản, đặc biệt là công ty cá tra, đã có kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng mạnh mẽ.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết các thị trường chính.

(vasep.com.vn) Sau khi tăng nóng từ 39-62% trong 4 tháng đầu năm, từ tháng 5, XK thuỷ sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại. Theo đó, theo đó XK tăng 34% trong tháng 5 và tăng 18% trong tháng 6. Sang tháng 7, XK thuỷ sản tiếp tục chững lại với giá trị XK 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.