Xuất nhập khẩu

Thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau gần đây được mở rộng hơn nhờ các Hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của địa phương năm nay đã tăng hơn 42% so với cùng kỳ.

Để nông sản, thủy sản Việt Nam tạo uy tín trên thị trường EU, doanh nghiệp cần đạt các quy định, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, thông tin minh bạch, trung thực...

EVFTA đi vào thực thi tròn 2 năm, đã tạo xung lực tốt cho xuất khẩu của Việt Nam, đưa kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU 2 năm qua đạt 83 tỷ USD, tăng trưởng xấp xỉ 15%.

Lãi sau thuế của nhiều doanh nghiệp thủy sản trong quý II đạt mức cao kỷ lục khi hưởng giá bán tốt và thị trường xuất khẩu thuận lợi. Quý II, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) báo lợi nhuận hơn 788 tỷ đồng, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lợi nhuận cao nhất của "nữ hoàng cá tra" kể từ khi niêm yết vào quý IV/2007. Doanh nghiệp hoàn thành gần 84% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Được thúc đẩy bởi những thuận lợi của ngành trong nửa đầu năm, các công ty thủy sản, đặc biệt là công ty cá tra, đã có kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng mạnh mẽ.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết các thị trường chính.

(vasep.com.vn) Sau khi tăng nóng từ 39-62% trong 4 tháng đầu năm, từ tháng 5, XK thuỷ sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại. Theo đó, theo đó XK tăng 34% trong tháng 5 và tăng 18% trong tháng 6. Sang tháng 7, XK thuỷ sản tiếp tục chững lại với giá trị XK 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5,7 tỷ USD, tăng 39% so cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh cước vận tải, nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp thủy sản chính là lạm phát ở các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật, EU... khiến sức mua yếu. Ngoài ra, tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến cũng đang khiến hoạt động sản xuất thủy sản gặp khó khăn dù xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục 40% so với cùng kỳ năm 2021, tương đương giá trị 5,8 tỉ USD.

(vasep.com.vn) Nửa đầu năm 2022, ngành thuỷ sản XK ghi nhận nhiều mốc kỷ lục. Kỷ lục doanh số, kỷ lục về tăng trưởng so với nửa đầu các năm. Cả ngành thuỷ sản đã thu về 5,7 tỷ USD ngoại tệ, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó phải kể đến kỷ lục của kỷ lục là mặt hàng cá tra với doanh số 1,4 tỷ USD, tăng 82%. Mặt hàng tôm XK vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 40% với gần 2,3 tỷ USD. Các mặt hàng hải sản dù khó khăn về nguyên liệu vẫn giữ được tăng trưởng từ 12-55% so với cùng kỳ, mang về trên 2 tỷ USD.

Sau 2 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19, sự kiện Vietfish trở lại như một điểm hẹn kết nối các doanh nghiệp trong nước - quốc tế, thu hút hàng trăm đơn vị uy tín tham dự triển lãm và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2022 trong bối cảnh có thuận lợi đan xen nhiều khó khăn, thách thức, ngay từ đầu năm, toàn hệ thống chính trị đã vào cuộc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau suy thoái do đại dịch COVID-19. 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu 2 mặt hàng thủy sản và gạo có sự tăng trưởng ấn tượng; thị trường truyền thống được giữ vững và có sự dịch chuyển nhẹ từ thị trường các nước châu Á sang châu Âu.

Xuất khẩu tôm và cá tra trong nửa đầu năm 2022 phục hồi mạnh sau thời gian dài chịu sức ép từ dịch COVID-19. Tuy nhiên, triển vọng trong nửa cuối năm đối với hai mặt hàng này lại trái ngược nhau khi tôm đang có dấu hiệu "hụt hơi" trong khi cá tra vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi.

Giá nhập khẩu trung bình tôm từ Việt Nam ở mức 11,46 USD/kg, cao hơn mức giá nhập khẩu trung bình khoảng 1 USD/kg và nhỉnh hơn giá nhập khẩu ở các thị trường khác như Indonesia, Ecuador.

(vasep.com.vn) Dù tăng trưởng đang chững lại nhưng XK thuỷ sản trong tháng 6/2022 vẫn mang về lượng ngoại tệ trên 1 tỷ USD, tương đương so với tháng 5/2022 và tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, quý II/2022, XK thuỷ sản của cả nước đã ghi nhận doanh số trên 3,2 tỷ USD, cao hơn gần 36% so với 2,4 tỷ USD cùng kỳ năm 2021.