Xuất khẩu thủy sản Argentina tăng trong 4 tháng đầu năm nay

(vasep.com.vn) Báo cáo do CAPECA chuẩn bị cho thấy doanh số bán các sản phẩm thủy sản tăng 1,3% so với năm ngoái. Xuất khẩu tôm nguyên con tiếp tục có xu hướng giảm, trong khi cá tuyết hubbsi cho thấy một số dấu hiệu tích cực.

Báo cáo do Phòng đánh cá và chủ tàu đông lạnh của Argentina (CAPECA) công bố, chỉ ra rằng tổng xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp và hàng chế tạo có nguồn gốc nông nghiệp đạt 12.465 triệu USD trong giai đoạn 4 tháng đầu năm, với ngành đánh bắt cá chiếm 4,5% tổng số. Trong khi xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp giảm 42% và hàng chế biến giảm 22%, xuất khẩu từ lĩnh vực đánh bắt cá có sự thay đổi tích cực 1,3%, đạt tổng trị giá 565 triệu USD. Phân tích hàng tháng cho thấy sự phát triển của thị trường đối với các sản phẩm thủy sản chính.

Cá tuyết

Cá tuyết Hubbsi là một trong số ít sản phẩm duy trì ổn định. Giá trị xuất khẩu thịt thăn giảm 2,7%; nhưng giá bình quân tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Về khối lượng, mức giảm là 5%, nhưng đây không được coi là một tình huống đáng lo ngại đối với các nhà giao dịch. Tổng cộng, 15 nghìn tấn đã được bán trong 4 tháng này, thị trường nhập khẩu chính là Brazil, chiếm 43% tổng lượng xuất khẩu. Giá trị trung bình mà sản phẩm này là 3,259 USD/ tấn.

Tổng doanh số bán hàng các sản phẩm cá tuyết đông lạnh (trừ phi lê) đạt 7.808 tấn. Trong trường hợp này, lượng cầu giảm 18% và lượng thu mua giảm 16,4% do giá trung bình tăng 2,4%, chạm mức 1.528 USD/tấn. Người mua chính là Nga, theo sát là Nam Phi, chiếm 43% tổng số xuất khẩu. Giá trung bình ở mức 1.528 USD/tấn.

Tôm

Chú thích ảnh

Doanh số bán tôm nguyên con (Pleoticus muelleri) giảm 37,2% về giá trị, 24,3%  về lượng là và giảm 17%  về giá

Doanh số bán tôm nguyên con (Pleoticus muelleri) giảm 37,2% về giá trị, 24,3%  về lượng là và giảm 17%  về giá. Cụ thể, mức giảm trong tháng 4 là là 23,8%, khiến giá trung bình ở mức 5.277 USD. Tôm được chào bán tại hội chợ Barcelon với mức giá 7.000USD tấn nhưng cầu thấp. Tính đến 30/4, 9 nghìn tấn tôm đã được xuất khẩu. Thị trường chính là Tây Ban Nha, đã giảm 57% nhu cầu nhưng vẫn chiếm 31% tổng lượng xuất khẩu. 

Diễn biến thị trường đuôi tôm có kịch bản phân hóa về lượng XK nhưng xu hướng giảm giá đang bắt đầu gây lo ngại. Tổng cộng 4 tháng đầu năm Argentina đã xuất khẩu được 32 nghìn tấn, tăng 63,5% so với cùng kỳ năm 2022. Các số liệu thống kê cho biết mức giảm 4,6% nhưng cũng có thông tin cho rằng con số này lên tới 10%. Giá trị trung bình mỗi tấn là 7.475 USD.

Với nhu cầu tăng 310%, Trung Quốc một lần nữa đứng đầu trong số các thị trường tiêu thụ đuôi tôm, chiếm 32% tổng lượng xuất khẩu. Với khối lượng ít hơn 55%, Tây Ban Nha đứng ở vị trí thứ hai trong số các thị trường đích, tiếp theo là Thái Lan và Peru với khối lượng tương đương.

Mực ống Ilex

Chú thích ảnh

Dù khối lượng đánh bắt đã giảm mạnh, giá mực ống Argentina  lại không có bất kỳ biến động 

Mực ống Argentina không có biến động về giá cho đến tháng 4 và đây là một tin xấu, do khối lượng đánh bắt đã giảm mạnh. Sản lượng đánh bắt được ước tính rằng sản lượng đánh bắt sẽ ít hơn từ 50 đến 60% so với năm 2022. Nguồn cung sản phẩm ít hơn đã dẫn đến doanh số bán hàng giảm theo 12% cho đến ngày 30/4. Hy vọng doanh số bán hàng và giá sẽ tăng vào cuối mùa. 

Hiện Argentina đã xuất khẩu được 60.000 tấn mực Ilex và khách hàng chính là Hàn Quốc, tiếp theo là Trung Quốc và Singapore. Giá trung bình vẫn ở mức 2.130 USD/tấn và các thị trường chính đã trả giá thấp hơn giá trung bình.

Cá răng Patagonia và cua huỳnh đế

Đối với cá răng, tình hình thị trường khả quan: doanh số bán hàng tăng 32% và có sự thay đổi rất nhỏ về giá với mức giảm chỉ 1% so với giá trị trung bình vốn rất cao trong 2022. Giá mỗi tấn của sản phẩm này hiện ở mức 25.347 USD và Mỹ là thị trường tiêu thụ chính. 

Đối với cua hoàng đế, doanh số bán hàng giảm 40% về khối lượng, cho thấy tác động của mức tăng trung bình 15% ở trang trại, đạt 21.332 USD/tấn. Mỹ là nhà nhập khẩu chính cua huỳnh đến nhưng xuất khẩu sang thị trường này đã giảm 39,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thuỳ Linh (Theo seafoodmedia) 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục