Sản xuất

9 tháng đầu năm 2019, mặc dù Bình Định phải gánh cơn đại hạn lịch sử, nhưng nông nghiệp tỉnh này đã vượt qua khó khăn, tăng trưởng đồng bộ.

Dù lượng tàu cá tham gia đánh bắt có cải thiện so với đầu năm, nhưng nhiều nhà máy thủy sản tại tỉnh Kiên Giang vẫn hoạt động cầm chừng vì mòn mỏi chờ nguồn nguyên liệu.

Cục Xuất - Nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới đây đã công bố Danh sách gồm 665 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, đến từ 40 tỉnh, thành phố của cả nước, được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường Trung Quốc.

Khi con tôm sú tràn về ĐBSCL, người dân vùng ven biển của mảnh đất này ùn ùn bỏ lúa nuôi tôm. Con tôm phát triển nóng không quy hoạch, con giống, thức ăn. Mãi đến khi không còn nuôi được lại chuyển sang trồng lúa.

Trong 9 tháng qua, toàn ngành nông nghiệp duy trì tăng trưởng khá, đạt 2,02%, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước. Thủy sản và lâm nghiệp có giá trị tăng cao nhất là 6,12% và 3,98%. Ngành nông nghiệp xác định đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các thị trường: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Từ đầu năm đến nay, thực hiện công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá, Chi cục Thủy sản đã cấp 57 Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (Trong tháng 9 cấp Giấy Chứng nhận cho 3 tàu), cấp sổ danh bạ thuyền viên cho 24 tàu; tham mưu cho Sở NN&PTNT cấp Văn bản chấp thuận cho 9 tàu.

Những sản phẩm này không chỉ giúp tăng chất lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh mà còn xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng, góp phần phát triển nền nông nghiệp sạch.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 08/10 đã kêu gọi các nước đẩy nhanh các cuộc đàm phán nhằm mục đích đi đến một thỏa thuận cấm trợ cấp thủy sản có hại. Ngày nay, tác hại của nhiều khoản trợ cấp thủy sản không thể tiếp tục diễn ra, do đó WTO nhấn mạnh sự cần thiết của "một loạt các hành động khẩn cấp”.

Sáng 11/10, tại thành phố Hải Phòng, Viện Nghiên cứu hải sản tổ chức Hội thảo “Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực thủy sản”.

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), mới đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có công hàm thông báo đồng ý bổ sung 3 loại thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào nước này gồm ngao hoa, ngao trắng và nghêu lụa.

Thời gian qua, nhiều người nuôi tôm hùm, cá bớp… sử dụng thức ăn cá tạp làm ô nhiễm môi trường dẫn đến dịch bệnh và bị thiệt hại nặng. Ngành chức năng khuyến cáo, người nuôi thủy hải sản nên sử dụng thức ăn công nghiệp không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn giữ trữ lượng cá tạp trong tự nhiên.

Năm 2018, tổng sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh Quảng Ngãi đạt 234.737 tấn, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản là 6.400 tấn. Tổng diện tích có tiềm năng nuôi, trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh có khoảng 4.445 ha.

Trong các ngày từ 24 đến 27/9, Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống WorldFood Moscow 2019 diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Crocus Expo-Moscow, LB Nga. Đoàn Việt Nam với 10 doanh nghiệp, dưới sự chủ trì của Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, đã tham gia Khu gian hàng Việt Nam trưng bày tại Hội chợ nhằm quảng bá, giới thiệu các mặt hàng nông, thủy sản, thực phẩm và đồ uống, tìm kiếm bạn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga một cách bền vững.

Công ty Umitron có trụ sở tại Nhật Bản và Singapore, nhà cung cấp các công nghệ và giải pháp nuôi trồng thủy sản, vừa ra mắt một hệ thống đầu tiên trên thế giới có khả năng theo dõi sự thèm ăn của cá trên biển theo thời gian thực tại thị trường châu Âu.

Với những ưu thế vượt trội, sau hơn 10 năm di nhập vào Việt Nam, tôm thẻ chân trắng đã phát triển mạnh ở khắp các tỉnh, thành phố ven biển của cả nước. Sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của loài tôm này nhanh chóng vượt qua tôm sú xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng ra các nước EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…