Xuất nhập khẩu

(vasep.com.vn) Kết thúc năm 2018, XK chả cá và surimi của Việt Nam tăng trưởng tốt với giá trị XK sang các thị trường chính đều tăng trưởng ở mức hai con số.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam kết thúc năm 2018 với mức tăng trưởng 8,3% so với năm 2017 đạt 672,3 triệu USD. Trừ XK sang thị trường EU giảm do tác động của thẻ vàng, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang các thị trường khác đều tăng trưởng dương.

(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11/2018, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Mỹ đạt 8,7 triệu USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2017. Mỹ là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 1,4% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường.

(vasep.com.vn) Nhật Bản là nước NK mực, bạch tuộc đứng đầu thế giới, chiếm hơn 17% tổng giá trị NK mực, bạch tuộc của toàn thế giới. NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản từ 2017 đến nay có xu hướng giảm so với giai đoạn 2013-2016 do nguồn cung mực, bạch tuộc nguyên liệu ngày càng giảm và giá NK tăng.

(vasep.com.vn) Tháng 11/2018, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng cao hơn tháng trước đó. Giá trị XK trong tháng 11/2018 đạt hơn 64,8 triệu USD, tăng 25,5% so với tháng 11/2017, nâng tổng giá trị trong 11 tháng đầu năm nay lên 606,7 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39% tổng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Trong 3 năm trở lại đây, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc từ Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định.

(vasep.com.vn) Từ đầu năm 2018 đến nay, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Italy giảm liên tục. Giá trị XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam sang Italy chỉ dao động ở mức 2,7 – 4,1 triệu USD. Italy vẫn đang là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, chiếm 49% tổng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU.

(vasep.com.vn) Tháng 10/2018, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt. Giá trị XK trong tháng này đạt hơn 68 triệu USD, tăng 11% so với tháng 10/2017, nâng tổng giá trị trong 10 tháng đầu năm nay lên hơn 542 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Từ đầu năm 2018 đến nay, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Italy giảm liên tục. Giá trị XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam sang Italy chỉ dao động ở mức 2,7 – 4,1 triệu USD. Italy vẫn đang là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam trong khối EU.

(vasep.com.vn) Trong khi XK mực, bạch tuộc sang các thị trường NK chính trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng ở mức thấp thì XK sang Nga có tốc độ tăng trưởng ấn tượng gần 200% so với cùng kỳ. Với tốc độ tăng trưởng này, Nga đang là điểm sáng trong bức tranh XK mực, bạch tuộc của Việt Nam.

(vasep.com.vn) Trung Quốc là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 5 của Việt Nam, chiếm 7,5% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. XK mực, bạch tuộc sang thị trường này tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm. Kể từ tháng 6 đến tháng 9, XK sang thị trường này giảm liên tục. Tuy nhiên nhờ tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm nên XK mực, bạch tuộc sang thị trường này 9 tháng đầu năm nay vẫn tăng 7,8% đạt 35,6 triệu USD.

(vasep.com.vn) Ba tháng trở lại đây, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang ASEAN không ổn định. Sau sự sụt giảm trong tháng 7, XK sang thị trường này đã phục hồi trong tháng 8 nhưng rồi lại giảm trong tháng 9.

(vasep.com.vn) Sau 2 tháng sụt giảm liên tục, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đã phục hồi, tuy nhiên mức tăng trưởng không cao. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 9 đạt 57 triệu USD, tăng 3% so với tháng 9/2017, nâng tổng giá trị XK trong 9 tháng đầu năm lên 474 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Nhật Bản hiện đang tụt hạng trên bảng các thị trường NK mực bạch tuộc lớn nhất trên thế giới. Nguyên nhân là do NK mực, bạch tuộc của nước này giảm so với cùng kỳ.

(vasep.com.vn) Năm tháng đầu năm 2018, NK mực, bạch tuộc của Italy giảm. Nguyên nhân là do sản lượng khai thác giảm khiến nguồn cung khan hiếm đã đẩy giá mực, bạch tuộc tăng cao, điều này đã làm giảm nhu cầu NK của nước này.