(vasep.com.vn) Nhật Bản hiện đang tụt hạng trên bảng các thị trường NK mực bạch tuộc lớn nhất trên thế giới. Nguyên nhân là do NK mực, bạch tuộc của nước này giảm so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, 7 tháng đầu năm nay, Nhật Bản chỉ NK gần 31 nghìn tấn các sản phẩm mực, bạch tuộc từ các nước, trị giá 203 triệu USD, giảm 12% về khối lượng và 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân là do giá mực, bạch tuộc tăng cao đã làm cho nhu cầu NK giảm. Năm 2018, giá trung bình NK mực, bạch tuộc vào Nhật Bản dao động từ 6,48 – 6,8 USD/kg, trong khi năm ngoái giá dao động chỉ từ 5,76 – 6, 09 USD/kg.
CƠ CẤU SẢN PHẨM MỰC, BẠCH TUỘC NHẬP KHẨU VÀO NHẬT BẢN
|
Sản phẩm
|
Giá trị (nghìn USD)
|
Khối lượng (tấn)
|
T1-7/2017
|
T1-7/2018
|
Tăng giảm (%)
|
T1-7/2017
|
T1-7/2018
|
Tăng giảm (%)
|
Mực chế biến
|
160.624
|
154.121
|
-4,0
|
29.686
|
25.665
|
-13,5
|
Bạch tuộc chế biến
|
43.177
|
47.921
|
11,0
|
4.980
|
4.960
|
-0,4
|
Mực đông lạnh/hun khói/ướp muối..
|
836
|
540
|
-35,4
|
113
|
56
|
-50,1
|
Tổng cộng
|
204.719
|
202.582
|
-1,0
|
34.787
|
30.681
|
-11,8
|
(Nguồn: ITC)
|
Bảy tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn duy trì là nhà cung cấp mực, bạch tuộc hàng đầu vào Nhật Bản. Tuy nhiên, NK dòng sản phẩm này từ Trung Quốc của Nhật Bản đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, NK từ Việt Nam và Peru tăng. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đang tăng NK mực, bạch tuộc từ các nước Đông Nam Á khác như Philippines và Indonesia.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, mực là sản phẩm XK nhiều nhất của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm nay, chiếm 51% tổng giá trị XK. Tuy nhiên, năm nay tỷ trọng giá trị XK các sản phẩm mực có xu hướng giảm, trong khi bạch tuộc lại tăng. So với cùng kỳ năm ngoái, XK các sản phẩm bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 18%, còn XK các sản phẩm mực giảm 12%.
Nguyên nhân là do bạch tuộc phổ biến NK vào Nhật Bản từ các nước châu Phi. Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào NK từ Morocco và Mauritania. Tháng 4 và tháng 5 là thời kỳ nghỉ ngơi sinh học đối với bạch tuộc ở Morocco và Mauritania, vì vậy nguồn cung thời gian này thường thấp. Ngoài ra, sản lượng khai thác vào đầu mùa xuân này ở Morocco chỉ bằng 60% so với năm ngoái do nhiệt độ đại dương thấp hơn, làm cản trở tốc độ tăng trưởng bạch tuộc và do đó Chính phủ có những biện pháp hạn chế khai thác nghiêm ngặt hơn. Do đó, các nhà NK Nhật Bản chuyển hướng sang Trung Quốc và Việt Nam. Trong những năm gần đây, nguồn cung thấp vào mùa xuân đã khiến các công ty thương mại phải tìm đến các nguồn khác như Việt Nam, Thái Lan, Philippines hay Indonesia.
Trong các dòng sản phẩm bạch tuộc, Nhật Bản NK nhiều nhất bạch tuộc chế biến. Trong 7 tháng đầu năm nay, giá các sản phẩm bạch tuộc chế biến của Việt Nam đang dao động từ 9,47 – 10 USD/kg; từ Trung Quốc 8,64 – 12 USD/kg; từ Thái Lan 8,23 – 22 USD/kg; từ Philippines 9,29 – 14 USD/kg và Indonesia 8,46 – 11 USD/kg.
So về thuế, hiện các sản phẩm bạch tuộc chế biến NK từ Thái Lan và Philippines vào Nhật Bản đang có lợi thế với mức thuế 0%, trong khi đó từ Việt Nam và Indonesia là 1,8%, và từ Trung Quốc 6,9%. Như vậy, các sản phẩm bạch tuộc chế biến của Việt Nam đang gặp bất lợi về thuế so với Thái Lan và Philippines tại thị trường Nhật Bản.
NGUỒN CUNG MỰC, BẠCH TUỘC CHO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
|
Nguồn cung
|
Khối lượng (tấn)
|
Giá trị (Nghìn USD)
|
T1-7/2017
|
T1-7/2018
|
Tăng giảm (%)
|
T1-7/2017
|
T1-7/2018
|
Tăng giảm (%)
|
Trung Quốc
|
28.456
|
24.738
|
-13,1
|
162.580
|
154.579
|
-4,9
|
Việt Nam
|
3.092
|
3.186
|
3
|
20.928
|
26.428
|
26,3
|
Peru
|
2.179
|
1.891
|
-13,2
|
8.672
|
9.587
|
10,6
|
Thái Lan
|
609
|
443
|
-27,2
|
8.049
|
7.630
|
-5,2
|
Philippines
|
104
|
213
|
105,6
|
829
|
2.218
|
167,6
|
Indonesia
|
149
|
146
|
-1,7
|
1.012
|
1.453
|
43,6
|
Các nước khác
|
198
|
64
|
-68
|
2.649
|
687
|
-74,1
|
Tổng cộng
|
34.787
|
30.681
|
-11,8
|
204.719
|
202.582
|
-1
|
(Nguồn: ITC)
|