Xuất khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng ổn định

(vasep.com.vn) Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39% tổng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Trong 3 năm trở lại đây, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc từ Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định.

Năm 2017, giá trị XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc đạt trên 218 triệu USD, tăng 32% so với năm 2016. Tính tới tháng 10 năm nay, XK mặt hàng này của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn tăng 18,2% đạt gần 211 triệu USD.

Mười tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc chỉ giảm nhẹ 3% trong tháng 7, XK trong các tháng còn lại đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một kết quả tốt trong bối cảnh XK mực, bạch tuộc sang EU sụt giảm do “thẻ vàng IUU”. Hiện tại, với mức thuế XK sang Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi/sống và đông lạnh (HS030751 và HS030759), Việt Nam có thể đẩy mạnh XK 2 sản phẩm này sang Hàn Quốc. Vì vậy nếu có nguồn cung tốt, Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng thị phần.

Bạch tuộc tươi/đông lạnh là sản phẩm được XK nhiều nhất trong cơ cấu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam XK sang Hàn Quốc, sản phẩm chiếm ưu thế thứ 2 là mực khô, sản phẩm thứ 3 được XK nhiều sang Hàn Quốc là mực tươi/đông lạnh.

Theo ITC, 10 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc NK mực, bạch tuộc từ 9 nguồn cung. Sau khi NK sụt giảm mạnh trong năm 2017, NK mực, bạch tuộc vào Hàn Quốc tính tới tháng 10 năm nay đã tăng 26% so với cùng kỳ năm 2017 đạt trên 321 triệu USD. Đây có thể được coi là tín hiệu tốt cho các nhà cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Hàn Quốc.

Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất mặt hàng này cho Hàn Quốc (chiếm thị phần 55%), tiếp đó Peru (chiếm 29%), Việt Nam đứng thứ 3 chiếm 11%. Hàn Quốc tăng NK từ tất cả các nguồn cung chính trong đó NK từ Peru tăng mạnh nhất 51%.

Trong 10 tháng đầu năm nay, trong cơ cấu các sản phẩm mực, bạch tuộc NK vào Hàn Quốc, duy nhất NK bạch tuộc đông lạnh/khô/muối/ngâm muối (HS 030759) giảm 59%. Giá trị NK các sản phẩm còn lại đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái trong đó giá trị NK mực chế biến (HS 160554) tăng mạnh nhất 49%.

Nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc (Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)

Nguồn cung

T1-T10/2017

T1-T10/2018

Tăng, giảm (%)

TG

254.751

321.093

26,0

Trung Quốc

152.606

178.453

16,9

Peru

61.117

92.357

51,1

Việt Nam

28.753

36.432

26,7

Thái Lan

9.266

10.230

10,4

Philippines

1.572

1.631

3,8

Nhật Bản

347

407

17,3

 

Giá NK trung bình mực, bạch tuộc vào Hàn Quốc, T1-T10/2018 (Giá: USD/kg, Nguồn: ITC)

Nguồn cung

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

TG

6,95

8,26

7,36

7,92

7,87

8,66

7,67

9,16

8,79

8,33

Trung Quốc

6,33

7,45

6,24

7,28

7,81

9,37

7,77

11

9,38

8,42

Peru

7,11

7,76

7,88

7,47

6,10

6,12

5,92

6,52

6,19

6,38

Việt Nam

18

19

18

23

21

23

24

17

22

23

Thái Lan

7,42

8,14

7,18

7,33

7,37

8,46

8,73

8,05

7,95

8,31

Philippines

8,92

8,94

8,81

8,98

9,95

12

8,41

13

11

9,00

Nhật Bản

25

30

24

36

36

30

37

28

37

34

 

Sản phẩm mực, bạch tuộc NK vào Hàn Quốc (GT: nghìn USD; Nguồn: ITC)

Mã HS

Sản phẩm

T1-T10/2017

T1-T10/2018

Tăng, giảm (%)

 

Tổng mực, bạch tuộc

254.751

321.093

26

160554

Mực chế biến (trừ xông khói)

93.083

138.511

49

030751

Bạch tuộc tươi/sống/ướp lạnh

106.159

112.349

6

160555

Bạch tuộc chế biến

29.628

41.424

40

030749

Mực nang và mực ống

22.828

27.558

21

030759

Bạch tuộc đông lạnh/khô/muối/ngâm muối

3.053

1.251

-59

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục