Lệnh cấm nhập khẩu hải sản của Mỹ từ Liên bang Nga có lợi cho Na Uy. Nhu cầu cua Na Uy tại thị trường Mỹ ngày càng tăng do cua Nga không được xuất sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, nguồn cung của Na Uy rất ít và không đủ để thay thế số lượng nhập khẩu trước đây từ các nhà cung cấp Nga.
Nhu cầu mạnh mẽ của Mỹ cũng mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu cua tuyết Canada. Trong 7 tháng đầu năm 2023, Mỹ nhập khẩu 44.027 tấn cua tuyết từ Canada, so với 39.090 tấn cùng kỳ năm 2022có tới 4.535 tấn của mùa vụ 2022 vẫn đang trong kho lạnh. Với doanh số bán hàng tăng mạnh ở Mỹ cũng như nhu cầu tốt ở Trung Quốc và Nhật Bản, ngành cua tuyết Canada có vẻ khả quan hơn dự kiến trước đây.
Giá cua tuyết có thời gian ở mức thấp nhưng bắt đầu tăng trở lại vào tháng 6. Cua tuyết cỡ lớn tiếp tục khan hiếm nguồn cung ở khu vực Newfoundland và Labrador, khiến giá các loại cua này tiếp tục tăng.
Thương mại quốc tế
Nhập khẩu cua toàn cầu (các loại) tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2023. Tổng lượng nhập khẩu tăng 9,4%, từ 201.099 tấn nửa đầu năm 2022 lên 219.906 tấn vào năm 2023. Nước nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, nhưng nhập khẩu vào Hoa Kỳ giảm 13,6%. Nước nhập khẩu lớn thứ hai là Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 42,8% và nước nhập khẩu lớn thứ ba là Hàn Quốc đã nhập khẩu nhiều hơn 14,5% so với nửa đầu năm 2022. Nhật Bản cũng ghi nhận mức tăng đáng kể: +22,2%, lên 14.031 tấn.
Nửa đầu năm 2023, Hoa Kỳ NK tổng cộng 35.441 tấn cua tuyết (Chionoecetes opilio), trị giá 459,2 triệu USD. Đó là mức tăng 24% về số lượng nhưng giảm 38% về giá trị. Canada là nhà cung cấp cua tuyết lớn nhất, chiếm 31.480 tấn (chiếm 89% tổng sản lượng). Nhập khẩu cua tuyết vào Mỹ thường cao điểm vào tháng 5 và tháng 6 hàng năm và sau đó giảm dần vào tháng 7 và tháng 8.
Xuất khẩu cua của Nga trong nửa đầu năm 2023 tăng nhẹ - 4,8%, đạt 38.344 tấn. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc, nhập khẩu 18.503 tấn, cao hơn gấp đôi khối lượng nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2022. Hàn Quốc cũng ghi nhận mức tăng nhập khẩu từ Liên bang Nga: tăng 28,5% lên 11.654 tấn.
Nhu cầu cua hoàng đế và cua tuyết đang tăng nhanh ở Trung Quốc và nhập khẩu đang lập kỷ lục mới. Nửa đầu năm 2023, nhập khẩu cua huỳnh đế và cua tuyết sống của Trung Quốc tăng lên 13.149 tấn, trị giá 454,8 triệu USD, tăng 64% về lượng và 48% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Dự báo
Có vẻ như nguồn cung cua hoàng đế sẽ bị hạn chế trong năm tới, ít nhất là ở Bắc Mỹ. Nghề đánh bắt cua hoàng đế biển Bering đang mở cửa trở lại nhưng TAC khá khiêm tốn và Liên bang Nga không được phép XK sang Mỹ.
Tình hình lại khác với cua tuyết. Sản lượng đánh bắt tốt và giá dường như đang tăng. Hầu hết các thị trường đều đồng ý thay thế cua huỳnh đế bằng cua tuyết.
Nhu cầu đối với cả cua hoàng đế và cua tuyết đều cao và ngày càng tăng ở Trung Quốc. Vì vậy, người ta kỳ vọng rằng thương mại sẽ được hướng tới đất nước này nhiều hơn. Năm tới chúng ta có thể mong đợi giá cao hơn.