Bước sang năm 2024, gió thuận chiều cho thủy sản Việt Nam khi ngành này đang liên tiếp đón nhận nhiều thông tin rất lạc quan từ thị trường nhập khẩu trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Trung Đông và khối ASEAN … Ngoài ra, Anh, Brazil bất ngờ chi đậm nhập khẩu cá tra Việt Nam.

Sản lượng cá tra trong tháng 6 năm 2024 ước đạt 164,9 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng cá tra quý II ước đạt 462,1 nghìn tấn, tăng 5,8%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng cá tra ước đạt 831,8 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ;

Nuôi cá rô phi là lựa chọn mang lại kinh tế ổn định. Đây là loài động vật ăn tạp, đề kháng cao, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều mô hình nuôi khác nhau. Tuy nhiên, cần đảm bảo nuôi cá đúng kỹ thuật để đạt được hiệu suất cao nhất.

(vasep.com.vn) Số liệu của Hải quan Việt Nam cho biết QII/2024, XK cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & HK đạt 146 triệu USD, tăng 6,5 % so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, riêng Hongkong NK hơn 7 triệu USD cá tra từ Việt Nam, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) “Nhìn vào số liệu nhập khẩu cá rô phi tươi và đông lạnh, chúng ta có thể hình dung 2024 là một năm ảm đạm của ngành nhập khẩu rô phi trong 10 năm qua”, ông Francisco Murillo, CEO của Tropo Farm cho biết.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2024, kim ngạch XK cá tra đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra 6 tháng đầu năm nay đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Cá rô phi đỏ (Red Talapia), hay được gọi là cá điêu hồng là đối tượng nuôi phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đối tượng này diễn ra hết sức phức tạp, nguyên nhân chính là do thoái hóa về chất lượng con giống; môi trường biến động và ô nhiễm; thời tiết thay đổi thất thường. Một số giải pháp quản lý hiệu quả nuôi cá điêu hồng trong giai đoạn chuyển mùa:

Theo số liệu của Cục Thủy sản, sản lượng cá tra của cả nước 6 tháng đầu năm nay đạt 831,8 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cá tra cả nước nửa đầu năm nay tăng là do diện tích nuôi cá tra với chu trình khép kín có xu hướng tăng nên tiết kiệm chi phí sản xuất, năng suất và sản lượng cá tra tăng cao hơn.

Với nỗ lực triển khai Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL (Đề án cá tra 3 cấp), An Giang hướng đến trở thành trung tâm cung ứng giống cá tra uy tín cho cả vùng. Mấu chốt thành công là hoàn thiện cơ sở hạ tầng, triển khai chuỗi liên kết bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) tham gia chuỗi, đầu tư công nghệ cao vào quy trình sản xuất con giống.

(Vasep.com.vn) Mặc dù có từ lâu đời ở miền Nam Hoa Kỳ, nhưng vô số thách thức trong những năm gần đây đã cản trở sự phát triển của ngành nuôi cá da trơn ở Texas.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2024, kim ngạch XK cá tra đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra 6 tháng đầu năm nay đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với 6 tháng đầu năm 2023.

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Thủy sản Canada Diane Lebouthillier đã thông báo vào ngày 28/6 rằng lệnh cấm 32 năm đối với cá tuyết miền Bắc sẽ kết thúc trong năm nay, với hạn ngạch 18.000 tấn. Với việc quay trở lại nghề đánh cá thương mại, những người đánh cá ngoài khơi cũng được phép đánh bắt cá tuyết trở lại.

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

Tổng diện tích thả nuôi cá tra trong tỉnh Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2024 đạt 1.950 ha, tăng 6,33% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 220.000 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.

(vasep.com.vn) Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất UAE là 1 trong những khách hàng tiêu thụ nhiều cá tra Việt Nam. Việt Nam đồng thời là nguồn cung cá tra lớn nhất tại thị trường này, chiếm 40 - 50% thị phần tại UAE. XK cá tra sang quốc gia Tây Á này tiếp tục nhận được sự đón nhận và tăng trưởng mạnh mẽ, ngay cả khi Hiệp định thương mại CEPA - Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam đàm phán với một nước ở khu vực Trung Đông và châu Phi chưa được ký kết.