Nguyên liệu

Mặc dù tình hình tiêu thụ cá tra nguyên liệu có những khó khăn nhất định, nhưng nhu cầu cá tra giống đạt chất lượng vẫn còn cao. Con giống được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cũng như hiệu quả của ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra.

Với sự tăng trưởng tốt trong 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc - Hồng Kông đã trở lại vị trí là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam, bỏ xa các thị trường khác như Mỹ, EU …

Đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới là mục tiêu lớn của ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Dự án hợp tác giữa Việt Nam và Na Uy đã ra đời để giải quyết câu chuyện đào tạo nghề nuôi cá một cách bài bản, qua đó dần nâng chuẩn chất lượng con cá tra.

Trong lúc người nuôi cá thua lỗ vì giá cá tra xuống thấp thì mô hình nuôi cá tra của anh Nguyễn Thanh Tuấn ngụ xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) vẫn hiệu quả nhờ thực hiện liên kết chuỗi cá tra VietGAP.

Giá cá tra nguyên liệu tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh vùng ĐBSCL tăng nhẹ khoảng 500-1.000 đồng/kg so với cách nay khoảng 1 tháng.

Tháng 6/2019, Mỹ XK 1.901 tấn surimi cá minh thái Alaska, trị giá 4.805.000 USD, giảm 70% về khối lượng và 74% về giá trị so với tháng 5/2019 trong khi tăng 49% về khối lượng và 76% về giá trị so với tháng 6/2018.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp, tổng diện tích thả nuôi cá tra trên địa bàn là 2.450ha có gắn kết sản xuất và tiêu thụ trong chuỗi giá trị cá tra. Toàn tỉnh có 20 doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu với diện tích gần 970ha và 1.564 cơ sở sản xuất và cung ứng giống thủy sản.

Mặc dù giá cá tra nguyên liệu xuống thấp trong thời gian qua nhưng theo đánh giá chung, nhu cầu tiêu thụ cá tra trong nước và trên thế giới vẫn cao trong thời gian tới. Vấn đề là cần quy hoạch lại vùng nuôi, xúc tiến thị trường và đẩy mạnh triển khai “Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL” nhằm cung ứng nguồn cá tra giống chất lượng, tăng hiệu quả sản xuất.

Khi thị trường xuất khẩu có nhiều biến động, siết chặt hơn về chất lượng sản phẩm, không cách nào khác là người nuôi và doanh nghiệp cá tra phải đổi mới cách làm.

Trong thời gian qua, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục sụt giảm, khiến người nuôi bị thua lỗ nặng.

Những ngày qua, giá cá tra nguyên liệu (phục vụ chế biến xuất khẩu) tại thị trường các tỉnh ĐBSCL đã tăng trở lại. Mức tăng trung bình khoảng 1.000 đồng/kg đối với cá trong kích cỡ xuất khẩu. Từ những động thái của thị trường thời gian qua cho thấy, giá cá tra đã “chạm đáy” và đang có chiều hướng tăng trở lại.

Trong vài tuần qua, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng Tháp và một số tỉnh ĐBSCL gần như bị rớt chạm đáy, chỉ còn dao động từ 19.000-20.000 đồng/kg. Với mức giá này người nuôi sẽ bị lỗ từ 3.000-5.000 đồng/kg. Cùng với đó tình hình xuất khẩu trong những tháng gần đây cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, nếu khéo léo tận dụng tốt các cơ hội mới từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, thì xuất khẩu cá tra vẫn có nhiều triển vọng trong những tháng cuối năm.

Sau 5 vụ nuôi cá rô phi, anh Hà Xuân Đức ở ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình (Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đúc kết: “Nếu xét về giá trị tuyệt đối trên một đơn vị mặt nước thì lợi nhuận từ nuôi cá rô phi thấp hơn nhiều so với nuôi tôm thẻ. Tuy nhiên, mức độ rủi ro khi nuôi cá rô phi là rất thấp”.

Với mục tiêu đạt kim ngạch 2,4 tỷ USD trong năm 2019, cá tra Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế trên 133 thị trường quốc tế.