Nguyên liệu

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới nhờ các nước nhập khẩu kiểm soát được dịch bệnh.

Để chấn chỉnh, xử lý và có giải pháp trong thời gian tới, mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Long An rà soát, thống kê tình hình ươm, nuôi cá tra giống, tôm thẻ chân trắng tại các huyện, thị xã vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM).

Tác động của COVID-19 đến các thị trường nhập khẩu trọng điểm đã tạo ra nhiều thách thức cho ngành cá tra Việt Nam vào năm 2020, kìm hãm hoạt động nuôi và đẩy nhanh xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, sự phục hồi một phần của thị trường Trung Quốc và tình hình nguồn cung thắt chặt đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng hơn cho năm 2021

Giá trị tiêu thụ sản phẩm thủy sản của thị trường nội địa mỗi khoảng 1 tỷ USD. Cùng với nỗ lực thay đổi thói quen người tiêu dùng trong nước từ sử dụng thịt cá tươi sang đông lạnh, phát triển các dòng sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp ngành hàng cá tra đang nỗ lực định vị thương hiệu cũng như kích cầu tiêu dùng tại thị trường nội địa.

Dù ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng xuất khẩu cá tra ở tỉnh Đồng Tháp hoạt động ổn định nên lượng hàng hóa tại các doanh nghiệp chế biến cá tra tiêu thụ mạnh trở lại.

Năm nay nhiều đơn vị đang tích cực nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm các tra mới, phục vụ người tiêu dùng trong nước.

Tận dụng mỡ cá tra, một phế phẩm trong quá trình sơ chế cá, để sản xuất dầu biodiesel sẽ cho ra một loại nhiên liệu giá rẻ, thân thiện với môi trường.

Sau chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp vì dịch bệnh, gần đây xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng trưởng dương trở lại. Tuy vậy chặng đường phía trước của con cá tra vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.

Sau chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp vì dịch bệnh, gần đây xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng trưởng dương trở lại. Tuy vậy chặng đường phía trước của con cá tra vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Tổng cục Thủy sản cho biết, xuất khẩu cá tra đã hồi phục nhưng nguồn cung lại chưa đáp ứng kịp thời.

Cá tra - basa có nền tảng từ xuất khẩu nên quy trình quản lý chất lượng rất tốt, giá lại thấp, do đó khả năng nâng cao giá trị còn rất lớn

(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2020, tổng diện tích thả nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.700 ha và tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 1,56 triệu tấn, tăng 6,9% so với năm ngoái. Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long là 5 tỉnh trọng điểm có diện tích và sản lượng cá tra lớn nhất cả nước.

Đồng Tháp là tỉnh có vùng chuyên canh cá tra xuất khẩu lớn nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng cá tra thương phẩm hàng năm khoảng 530.000 tấn.

Dù có nhiều lợi thế bởi do nhu cầu thị trường có thể phục hồi cùng tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) song xuất khẩu cá tra năm 2021 vẫn phải đối mặt với không ít thách thức liên quan đến rào cản thương mại và logistics.

Theo đánh giá tại Đề án số 1858 của Sở Công thương, thời gian qua, tỉnh đã thu hút được các dự án lớn, tăng cường nguồn lực xuất khẩu, góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh. Do đó, quy mô và khối lượng hàng hóa xuất khẩu ngày càng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh đạt mức độ khá cao.