(vasep.com.vn) Tháng 7/2021, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc giảm 15% so với tháng trước đó, đạt 42.000 tấn, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc. Giá trị NK đạt 258 triệu USD trong khi giá NK trung bình đạt 6,12 USD/kg.

(vasep.com.vn) Tính tới tuần thứ 3 của tháng 8/2021, giá tôm của Thái Lan và bang sản xuất chính của Ấn Độ, Andhra Pradesh vẫn ở mức thấp nhất so với các nước sản xuất tôm chính khác trên thế giới.

(vasep.com.vn) Bảy tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu sang các thị trường chính (trừ Trung Quốc) đều tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, thành quả này khó có thể đạt được quý cuối năm vì cho tới nay, nhiều nhà máy chế biến tôm đã giảm công suất hoặc dừng hoạt động để phòng chống dịch bệnh đúng lúc đón nhận tín hiệu tốt từ nhiều thị trường nhập khẩu.

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu cỡ nhỏ tại bang Andhra Pradesh của Ấn Độ tăng trong tuần 33 (16-22/8/2021).

Các diện tích lúa kém hiệu quả được Trung tâm Khuyến nông Quảng Bình hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực, cho hiệu quả kinh tế cao.

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu của Indonesia tiếp tục giảm trong tuần 33 (16-22/8/2021).

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản của Argentina tăng trong tháng 6/2021, tăng 20% về khối lượng và 87% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, việc lưu thông hàng hóa, con giống giữa các tỉnh, thành gặp không ít khó khăn. Trong đó, việc vận chuyển tiêu thụ tôm giống của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là vấn đề nan giải đối với một tỉnh có ngành nuôi tôm phát triển mạnh như Bạc Liêu.

(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu của Thái Lan vẫn dao động quanh các mức thấp kể từ năm 2018 trong tuần 33.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng lên mức kỷ lục mới trong 5 tháng đầu năm 2021 mặc dù làn sóng Covid ở nước này vào tháng 4 và 5, theo số liệu xuất khẩu mới nhất của Ấn Độ.

Tỉnh Ninh Thuận có lợi thế phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, với diện tích thả nuôi hằng năm hơn 800 ha, sản lượng đạt khoảng 7.000 tấn. Nuôi tôm thương phẩm, nhất là tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nông dân ven biển; đồng thời, tạo điều kiện cho một số ngành nghề phát triển theo như sản xuất giống, dịch vụ cung ứng thức ăn phục vụ nuôi tôm. Tuy vậy, hoạt động nuôi tôm đang gặp khó khăn do dịch bệnh, gần đây giá thức ăn cho tôm tăng cao ảnh hưởng lớn đến hộ nuôi. Để giúp người nuôi tôm thành công, ngành chức năng, các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả.

(vasep.com.vn) Bảy tháng đầu năm 2021, XK tôm Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020. XK sang các thị trường chính (trừ Trung Quốc) đều tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, thành quả này khó có thể đạt được quý cuối năm vì cho tới nay, nhiều nhà máy chế biến tôm đã giảm công suất hoặc dừng hoạt động để phòng chống dịch bệnh đúng lúc đón nhận tín hiệu tốt từ nhiều thị trường NK.

Huyện Mỹ Xuyên là vùng trọng điểm nuôi luân canh tôm - lúa của tỉnh Sóc Trăng cũng như cả nước. Đặc điểm của mô hình tôm - lúa ở Mỹ Xuyên là dựa vào các yếu tố tự nhiên như điều kiện thổ nhưỡng, mùa vụ... và biện pháp canh tác như là giải pháp kỹ thuật then chốt trong sản xuất, khai thác mối quan hệ hổ tương giữa con tôm và cây lúa để nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ sống cho tôm nuôi cũng như giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Xuyên đã xây dựng mô hình “Nuôi luân canh tôm lúa kết hợp ương tôm trong bể nổi lót bạt” với quy mô bể ương 100m3 phục vụ cho diện tích nuôi 1 ha, mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và duy trì phát triển.

Các tỉnh nam sông Hậu đang mở rộng vùng xanh nên dự báo công nhân sẽ sớm trở lại nhà máy thủy sản, thúc đẩy giá tôm tăng mạnh. Trong khi đó, lúa vẫn còn tiêu thụ chậm.

(vasep.com.vn) Tôm Mỹ Latinh đã chiếm thị phần lớn ở Nam Âu, hiện đang hướng đến thị trường Bắc Âu. Điều này có thể gây áp lực lên các nhà cung cấp tôm của châu Á, theo phân tích của Willem van der Pijl- người sáng lập công ty tư vấn ngành tôm Shrimp Insights.