Sản lượng tôm sú nuôi toàn cầu vượt 500.000 tấn trong năm 2021

(vasep.com.vn) Ông Robins McIntosh, phó Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand Foods nhận định ngành nuôi tôm sú châu Á đang dẫn đầu thế giới.

Chú thích ảnh

Nhờ sử dụng nguồn giống tôm bố mẹ sạch bệnh chất lượng cao trong vài năm qua, người nuôi tôm ở Trung Quốc và Ấn Độ đã và đang quay trở lại nuôi tôm sú, từng bị tôm chân trắng lấn át.

Sản lượng tôm sú thế giới tăng trưởng ấn tượng 43% chỉ trong vòng 2 năm. CP Foods ước tính sản lượng tôm sú toàn cầu đạt khoảng 546.000 tấn.

Năm 2022, khối lượng dự kiến tăng hơn với tổng sản lượng của Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến tăng trưởng 2 con số.

Tại Trung Quốc, tôm chân trắng thường gặp phải dịch bệnh như EMS, SHIV, EHP. Tuy nhiên, tôm sú hầu như không bị những bệnh này và có tỉ lệ nuôi thành công cao. Tỷ lệ nuôi thành công trong ao nuôi tôm chân trắng là 30-40% trong khi tỷ lệ thành công của tôm sú 2 năm trước đây, đạt 90%. Nguyên nhân là do tôm sú được nuôi với mật độ thấp. Trung Quốc ngày càng nuôi nhiều tôm sú hơn so với tôm chân trắng.

Năm 2021, McIntosh dự đoán khối lượng tôm sú của Trung Quốc tăng 50.000 tấn và tăng 30.000 tấn năm 2022, đưa tổng sản lượng cả nước lên gần 180.000 tấn.

Tại Ấn Độ, khối lượng tôm sú bắt đầu tăng năm 2021. McIntosh cho rằng sản lượng tôm sú – chủ yếu ở các bang Gujarat, Andhra Pradesh và Tây Bengal tăng gần 10.000-15.000 tấn lên 50.000 tấn năm 2021.

Năm 2022, số liệu của CPF dự báo sản lượng tôm sú sẽ tăng 20.000 tấn lên 70.000-80.000 tấn. Ấn Độ tăng nuôi tôm sú khi tỷ lệ nuôi thành công cao hơn so với tôm chân trắng.

Ông Manoj Sharma, người nuôi tôm tại bang Gujarat cho biết, ông là một trong những nông dân quay trở lại nuôi tôm sú lần đầu tiên sau 10 năm nhờ nguồn tôm bố mẹ mới được NK vào Ấn Độ đầu năm 2021. Trại nuôi của ông sản xuất được tôm sú cỡ 10 con/kg sau 160 ngày nuôi. Các ao nuôi khác cũng sản xuất được tôm sú cỡ 13-17 con/kg với tỷ lệ sống 65%.

Với nguồn tôm sú bố mẹ được cải thiện, McIntosh cho rằng người nuôi tôm ở Đông Nam Á sẽ phải băn khoăn xem nên nuôi tôm chân trắng hay tôm sú hay nuôi cả hai trong năm 2022. Một nguyên nhân khiến sản lượng nuôi tôm sú tăng là tỷ lệ sống tôm chân trắng giảm và dịch bệnh trên tôm loại này nhiều.

Để biết thêm thông tin về sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam, xu hướng nhập khẩu tôm của thế giới theo chuỗi các năm từ 2016-2021, tác động của dịch bệnh Covid-19 tới xuất khẩu tôm của Việt Nam, xin mời Quý độc giả tham khảo Báo cáo ngành hàng tôm, 2016-2021, dự báo tới năm 2025. 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục