Hàn Quốc tăng nhập khẩu mực khô/nướng từ Việt Nam

(vasep.com.vn) Hàn Quốc là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 42,5% tổng giá trị XK mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường. Quý II năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc tiếp tục giảm, tuy nhiên tốc độ giảm đã chậm hơn quý I. Quý II/2020, giá trị XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt 57,6 triệu USD, giảm 1,9% so với quý II/2019. Đặc biệt, tháng 6/2020, XK sang Hàn Quốc đã tăng trưởng dương sau 3 tháng giảm liên tiếp. XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng 23,5% trong tháng 6/2020 tuy nhiên do giảm trong các tháng trước đó nên tổng XK mực, bạch tuộc sang thị trường này vẫn giảm 15% trong 6 tháng đầu năm nay đạt trên 102 triệu USD.

Giá XK và nhu cầu tiêu thụ giảm do dịch Covid-19 là một trong những yếu tố tác động tới XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc nửa đầu năm nay. Quý II năm nay, dịch Covid-19 tại Hàn Quốc giảm bớt căng thẳng hơn so với quý I nên XK mực, bạch tuộc sang thị trường này tránh được đà giảm sâu thêm.

Trong cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam XK sang Hàn Quốc, bạch tuộc vẫn chiếm ưu thế với 69,1%, còn lại mực chiếm 30,9%. Nửa đầu năm nay, XK mực sang Hàn Quốc tăng 4,6% trong khi XK bạch tuộc giảm 21,6%. Mực khô, nướng (mã HS03) ghi nhận mức tăng 13,3%, mức tăng tốt nhất trong số các sản phẩm mực, bạch tuộc XK sang Hàn Quốc. Mực chế biến XK sang Hàn Quốc cũng tăng nhẹ 1%. Trong khi giá trị XK bạch tuộc chế biến và bạch tuộc khô/muối/sống/tươi/đông lạnh giảm lần lượt 24% và 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàn Quốc chủ yếu NK các sản phẩm mực, bạch tuộc từ Việt Nam như mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, mực nang phile làm sạch đông lạnh, mực cắt trái thông đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá, bạch tuộc chế biến đông lạnh…6 tháng đầu năm nay, giá các sản phẩm mực của Việt Nam XK sang Hàn Quốc dao động trong khoảng từ 9,7 - 13,9 USD/kg, giá các sản phẩm bạch tuộc của Việt Nam XK sang Hàn Quốc dao động trong khoảng từ 6 - 6,4 USD/kg.

Hiện Việt Nam được hưởng thuế suất NK vào Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi/sống và đông lạnh (HS030751 và HS030759). Bạch tuộc khô/muối/sống/tươi/đông lạnh cũng là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các sản phẩm mực, bạch tuộc XK sang Hàn Quốc.

Theo số liệu của ITC, nửa đầu năm nay, Hàn Quốc NK mực, bạch tuộc từ 9 nguồn cung với giá trị NK đạt trên 126 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho Hàn Quốc. Trong số các nguồn cung chính, Hàn Quốc tăng NK mực, bạch tuộc từ Indonesia và Ấn Độ, NK từ các nguồn cung còn lại đều giảm.

Trong bối cảnh Covid-19 còn tiếp diễn, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc giảm do các nhà hàng đóng cửa, khách sạn ngừng hoạt động và trường học đóng cửa, khách du lịch giảm.

Dịch bệnh cũng khiến sụt giảm tăng trưởng kinh tế, thu nhập người dân thấp hơn, người dân sẽ chỉ tiêu thụ các sản phẩm giá phải chăng, hạn chế tiêu dùng các mặt hàng có giá cao hơn như các sản phẩm mực, bạch tuộc cao cấp. Các nhà cung cấp có thể tập trung bán cho các kênh online, ưu tiên các sản phẩm đông lạnh, đóng hộp, chế biến sâu có hạn sử dụng dài, giảm các sản phẩm tươi sống do người tiêu dùng thay đổi thói quen tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh.

Nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc, T1-T5/2020 (Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)

Nguồn cung

T1-T5/2019

T1-T5/2020

Tăng, giảm (%)

TG

145.167

126.143

-13,1

Trung Quốc

85.811

79.176

-7,7

Việt Nam

16.771

16.289

-2,9

Peru

36.508

26.703

-26,9

Thái Lan

4.733

3.140

-33,7

Philippines

792

520

-34,3

Indonesia

75

130

73,3

Ấn Độ

4

22

450,0

Nhật Bản

427

87

-79,6

 

 Giá TB NK mực, bạch tuộc vào Hàn Quốc, T1-T5/2020

 (Nguồn: ITC, Giá: USD/kg)

Nguồn cung

T1

T2

T3

T4

T5

TG

6,27

6,43

6,26

7,27

8,32

Trung Quốc

6,11

6,30

6,15

6,96

8,14

Việt Nam

26

22

28

26

25

Peru

4,70

4,55

4,52

5,30

5,40

Thái Lan

10

9,10

8,58

9,18

8,34

Philippines

12

13

14

14

10

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục