Nguyên liệu

(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Sở NN&PTNT một số địa phương ĐBSCL, đầu năm 2022, giá cá tra nguyên liệu đã tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg so với quý cuối năm 2021. Với mức giá như hiện nay, người nuôi đã có lãi. Trong quý đầu năm 2022, dự báo nhu cầu NK cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới tăng so với cùng kỳ. Do đó, có thể xảy ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu trong quý đầu năm nay. Dưới đây là những tổng hợp về tình hình sản xuất cá tra trong năm 2021.

Hiện cá tra nguyên liệu có giá từ 23.000 - 23.500 đồng/kg (kích cỡ cá từ 900gram - 1,2kg/con). Mức giá này tăng khoảng 500 đồng/kg so với tháng trước giúp người nuôi có lãi.

Theo Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản (Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long), trong năm 2021, diện tích ao nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh trên 430ha, đạt 93,7% kế hoạch giảm 5,8% (giảm 26,5ha) so với cùng kỳ.

Năm 2021, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục phát triển. Qua đó, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh thu mua cá tra nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, chuẩn bị nguồn hàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2022. Điều này góp phần giúp giá cá tra nguyên liệu tăng trở lại.

Sau một thời gian ở mức thấp, giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL tăng bình quân 2.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng.

Với những kết quả tích cực trong 11 tháng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) khẳng định xuất khẩu cá tra năm 2021 sẽ cán đích khoảng 1,54 tỷ USD, tăng nhẹ 3% so với năm 2020…

Khảo sát của GOAL cho thấy sản lượng cá tra trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đang có xu hướng tăng lên và sẽ vượt mốc nói trên.

Sau thời gian dài giá cá giảm thấp do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, trong hai tháng qua, giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh Vĩnh Long tăng trở lại ở mức 23.500- 24.000 đ/kg, người nuôi đã có lời.

Sáng 2/12/2021, Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) chính thức khởi công xây dựng “Nhà máy chế biến collagen peptide và gelatin” tại Khu công nghiệp Thốt Nốt, TP. Cần Thơ.

Để giúp doanh nghiệp, đối tác và khách hàng nắm bắt nhanh và đầy đủ toàn bộ bức tranh, năng lực về sản xuất - xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong chuỗi thời gian 5 năm (2016-2020) chỉ bằng một ấn phẩm nhỏ gọn, tiện lợi, VPHH VASEP tổng hợp, phát hành Poster “Toàn cảnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2016-2020”.

Ba tháng qua, các tỉnh ĐBSCL thực hiện giãn cách xã hội, hầu hết cá tra trong các ao nuôi đều quá lứa và người dân chưa kịp thả nuôi lứa mới. Do đó, nguy cơ Việt Nam sẽ thiếu nguyên liệu cá tra xuất khẩu cho đến quý II/2022.

Chi cục Thủy sản An Giang cho biết, tổng diện tích nuôi cá tra của tỉnh hiện đạt 1.235ha, trong đó doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi liên kết DN là 1.049ha (chiếm 87%), hộ không liên kết là 187ha, sản lượng ước 400.000-450.000 tấn/năm, tập trung tại các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, TP. Long Xuyên. Sản lượng thu hoạch 9 tháng ước đạt 310.000 tấn (chiếm 84,16% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng), giảm 3.800 tấn so cùng kỳ 2020.

Chủ đề này được đại biểu các tỉnh ĐBSCL, Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế, Hiệp hội, doanh nghiệp,...cùng bàn luận tại Hội nghị trực tuyến, do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, chiều 25/9.

Hơn 30% số doanh nghiệp cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phải ngừng sản xuất. Vận chuyển con giống, thức ăn, sản phẩm cá tra giữa các địa phương bị đứt gãy. Vì vậy, cần phải vực lại con cá tra, xây dựng lại chiến lược phát triển cho con cá tra dài hơi...