Cá rô phi là đối tượng thủy sản nuôi phổ biến thứ hai toàn cầu, do đó, các tổn thất do dịch bệnh virus có thể tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Để giảm thiểu những tác động này, cần triển khai các chiến lược ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả tại các trang trại.
Giảm căng thẳng: Căng thẳng do điều kiện nuôi không phù hợp hoặc suốt quá trình vận chuyển thường làm tăng tính tổn thương của cá trước virus.
Sử dụng giống cá sạch bệnh: Cá rô phi có thể nhiễm dịch bệnh virus qua cơ chế lây truyền ngang và dọc. Do đó, người nuôi cần phải chọn giống sạch bệnh (SPF) để giảm thiểu sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào trang trại.
Phát triển giống kháng bệnh: Để thúc đẩy việc phát triển các giống kháng bệnh, có thể áp dụng kỹ thuật chọn giống phân tử để xác định các loại tính trạng số lượng (QTL) liên quan đến khả năng kháng bệnh.
Vaccine: Tiêm vaccine cho cá kích thích phản ứng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh cụ thể.
Kích thích miễn dịch: Các chất kích thích miễn dịch có thể được sử dụng để tăng cường đáp ứng miễn dịch bẩm sinh của cá rô phi con đối với các bệnh nhiễm virus.
Bổ sung lợi khuẩn cũng cải thiện các đáp ứng miễn dịch. Chẳng hạn, chế độ ăn bổ sung Bacillus spp. giúp giảm tỷ lệ chết và tăng cường biểu hiện gen liên quan đến miễn dịch trong quá trình nhiễm TiLV ở cá điêu hồng.