Trước những hàng loạt rào cản sẽ có hiệu lực từ 2018 tại các thị trường, con tôm được nhận định sẽ là sản phẩm tiềm năng, là “con át chủ bài” để hiện thực hoá mục tiêu 8,5 tỷ USD năm 2018 của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025. Theo đó, phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

Nếu như trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm của 2 xã Thạnh Phú, Phú Hưng (Cái Nước, Cà Mau) tiến hành thả tôm nuôi mà không qua khâu cải tạo; thì nay, để khắc phục vấn đề này, bà con thay đổi cách thả tôm nuôi quảng canh cải tiến theo 2 giai đoạn.

Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết, lượng tôm giống của Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam - Chi nhánh Bình Định 3, Công ty CP Việt - Úc Bình Định và 16 cơ sở khác trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ cho nông dân thả nuôi tôm trên diện tích 2.141 ha mặt nước trong năm 2018.

Trên cơ sở nhận định tình hình thời tiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau vừa ban hành hướng dẫn khung lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2018.

Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi tôm công nghiệp (NTCN) công nghệ cao, vừa mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế rất cao, vừa đảm bảo môi trường.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến bền vững ở xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau được triển khai đầu năm 2016. Bước đầu áp dụng thí điểm 5 hộ và đạt hiệu quả khá cao. Đến nay, mô hình được nhân rộng trong toàn xã với diện tích 2.004 ha, mang lại lợi nhuận bình quân 100 triệu đồng/ha/năm.

Để đưa con tôm tiến bước đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, Thủ tướng cho rằng, ngành tôm ĐBSCL còn nhiều lỗ hổng cần phải lấp.

Cùng với hơn 100 mô hình thí điểm nuôi tôm theo công nghệ cao, bước đầu thu kết quả “trăm nuôi trăm thắng” trong năm 2017, ngay đầu năm 2018, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu cũng đã chính thức khởi công.

Hơn một tuần nay, nông dân trong tỉnh Trà Vinh đã bước vào vụ thu hoạch dứt điểm diện tích nuôi tôm xanh năm 2017 ở cả 2 vùng nước ngọt và lợ. Điều phấn khởi là năm nay, nông dân nuôi tôm càng xanh ở Trà Vinh đều được mùa, được giá.

Việt Nam vẫn đang phải nhập tôm giống chiếm phần lớn. Bộ NN-PTNT đã lên một số chương trình, cung cấp tôm giống bố mẹ cho các viện nghiên cứu, chọn tạo, bắt đầu hút các doanh nghiệp, địa phương, người dân tìm đến đặt hàng.

Bạc Liêu là tỉnh đứng nhất nhì cả nước về diện tích, sản lượng tôm. Tỉnh đang xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) phát triển tôm Bạc Liêu và nhiều doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động tại khu này.

Năm 2017, XK tôm tăng mạnh về giá trị và góp phần quan trọng giúp cho XK thủy sản lần đầu tiên vượt mốc 8 tỷ USD.

Sau thời gian nuôi tôm hầm đất không ổn định, hiện nay, nhiều người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau mạnh dạn áp dụng thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh với diện tích hơn 322 ha, 357 hộ nuôi. Tuy nhiên, qua kiểm tra chỉ mới có 121 hộ tương đối đủ điều kiện, 84 hộ không đủ điều kiện có thể bổ sung, khắc phục, còn lại không đủ điều kiện, khó có khả năng khắc phục. Chủ yếu là thiếu ao xử lý nước thải và thiếu diện tích tối thiểu để thực hiện quy trình nuôi siêu thâm canh là 10.000 m2.

Trong 1 tuần vừa qua, ngư dân 3 thôn biển: Xuân Thạnh, Xuân Thạnh Nam và Xuân Bình (xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã ra quân đầu vụ khai thác được khoảng 6.500 con tôm hùm giống (THG), tăng hàng ngàn con so với cùng vụ kỳ trước.