Ngành tôm tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.

Tính đến nay, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi hơn 53.000ha tôm, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch và đã thu hoạch được hơn 30.400ha, với sản lượng đạt hơn 95.800 tấn. Bên cạnh đó, giá tôm nguyên liệu luôn ở mức cao nên người nuôi tôm năm nay tiếp tục thu lãi cao.

Là huyện đầu nguồn, nhiều diện tích sản xuất bị ngập nước trong mùa lũ, huyện An Phú (An Giang) đã phối hợp thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh (TCX) luân canh với trồng lúa. Qua thực hiện, mô hình đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, góp phần đa dạng hóa đối tượng sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích.

Đó là một trong những ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu tại buổi làm việc với đoàn chuyên gia Nhật Bản về vấn đề nuôi tôm theo công nghệ mới là dùng vi sinh thay thức ăn, vào sáng ngày 4-12, tại Tỉnh ủy Sóc Trăng. Tiếp và làm việc với đoàn còn có các đồng chí: Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Hiểu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lương Minh Quyết - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc sở.

Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, chiều dài bờ biển gần 200 km. Dọc biển có 7 cửa sông, lạch là nơi nhận được các nguồn dinh dưỡng từ dòng chảy của lục địa mang ra, các nguồn dinh dưỡng của biển do dòng triều mang vào, pha trộn, tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, đa dạng, phong phú, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để đầu tư phát triển nuôi trồng các loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, tôm sú, tôm chân trắng… Với diện tích tự nhiên 21.000 ha, vùng đã giúp rất nhiều hộ dân tạo lập nên cơ nghiệp từ nghề nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, nông dân ở Cà Mau đang bước vào mùa thu hoạch vụ tôm càng xanh. Ai nấy đều phấn khởi, bởi vụ mùa năm nay đa phần bà con nông dân đều trúng mùa, trúng giá...

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, năm 2018 cơ cấu mùa vụ nuôi tôm phù hợp với hệ sinh thái từng vùng gắn với lịch thời vụ thả giống hợp lý.

Mới đây, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã thống nhất cho Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam Miền Trung thực hiện thuần dưỡng giống tôm thẻ chân trắng vốn sinh sống ở vùng nước mặn thích ứng với vùng nước ngọt để phù hợp với điều kiện tự nhiên tại Đồng Tháp.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, năm 2018 cơ cấu mùa vụ nuôi tôm phù hợp với hệ sinh thái từng vùng, khu vực sản xuất gắn với lịch thời vụ thả giống hợp lý; chuẩn bị nguồn giống tốt đáp ứng nhu cầu nuôi tôm và liên kết bao tiêu sản phẩm; thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh và tăng cường công tác khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho nông dân.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, nhiều năm nay nghề nuôi tôm ở Hà Tĩnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là lượng nước thải, chất thải ra môi trường hàng năm rất lớn.

Ông Hoàng Văn Quảng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh cho biết: “Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh cho thấy sự phục hồi của kinh tế biển sau một năm xảy ra sự cố môi trường. Việc xuất khẩu tôm mở ra nhiều tín hiệu tích cực với người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh".

Vấn đề quy hoạch và đầu tư vùng nguyên liệu tôm đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết để phục vụ cho xuất khẩu, đặc biệt là vùng nguyên liệu chất lượng, tạo lòng tin vững chắc với người tiêu dùng quốc tế.

Ứng dụng mô hình nuôi tôm bằng nguồn nước từ nuôi cá diêu hồng là mô hình mới đầu tiên và duy nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hộ ông Nguyễn Phước ở xã Phú Thuận (Phú Vang) triển khai.

Tôm giống SX tại Nam Trung bộ được người nuôi trồng thủy sản đánh giá đứng đầu cả nước. Để không ngừng nâng cao chất lượng, uy tín và thương hiệu tôm giống "ra lò", các DNSX tôm giống đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, phát triển theo hướng công nghệ cao, hiệu quả và bền vững.

Ngày 22/11, Trạm Khuyến nông huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An phối hợp UBND xã Phước Vĩnh Đông tổ chức Hội thảo Tổng kết mô hình nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao.