Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết, đến năm 2019, nước ta sẽ sản xuất và chủ động việc cung cấp nguồn tôm giống bố mẹ chất lượng cao.

Giá tôm nguyên liệu tại các huyện Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại (Bến Tre) tăng khoảng 5 ngàn đồng/kg so với tháng trước.

Thực hiện Nghị quyết 05 của Huyện uỷ Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) về định hướng phát triển nuôi tôm bền vững theo hướng nuôi sinh thái, giai đoạn 2017-2020, huyện phấn đấu đạt 18.800 ha nuôi tôm sinh thái được quốc tế chứng nhận; bình quân mỗi năm trên 40.000 tấn tôm nhằm tăng giá trị kinh tế con tôm, cải thiện đời sống cho Nhân dân sinh sống dưới tán rừng.

Rừng vàng biển bạc. Những hộ dân nhận khoán đất rừng phòng hộ ven biển An Biên - An Minh (Kiên Giang) đang có cả hai yếu tố này để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu bằng việc phát triển rừng và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng.

Với điều kiện của tỉnh ven biển, Trà Vinh được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi tôm nước mặn và nước lợ với diện tích lên đến 95.000 ha.

Hàng chục hộ dân ở ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) được hỗ trợ thực hiện dự án “Nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa” với diện tích 50ha.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia "Tôm nước lợ" (gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng) thuộc Chương trình Phát triển sản phẩm Quốc gia đến năm 2020.

Trong 10 tháng năm 2017, sản lượng chế biến tôm của tỉnh Cà Mau đạt gần 110.000 tấn, tăng 8% so cùng kỳ. Đây là tín hiệu vui đối với ngành chế biến thủy sản của tỉnh khi nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến tôm xuất khẩu đã được cải thiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn vừa chỉ đạo Sở NN-PTNT tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những vi phạm về nuôi tôm nước lợ (thẻ chân trắng) trong vùng nước ngọt, nhất là các vi phạm về thực hiện quy hoạch và bảo vệ môi trường...

Hơn ba tháng thả con giống nuôi theo mô hình siêu thâm canh, nhiều nông dân ở Cà Mau thu về hàng tấn tôm nguyên liệu.

Chất lượng tôm giống, quản lý dịch bệnh và quy hoạch vùng nuôi là những thách lớn đặt ra cho phát triển nuôi tôm Việt Nam.

Để ngành tôm nuôi phát triển bền vững, ĐBSCL cần kết hợp thực hiện nhiều giải pháp phù hợp.

Cụ thể, tôm sú ướp đá cỡ 30 con/kg giữ ở mức 235.000 đồng/kg, 40 con/kg giữ mức 190.000 đồng/kg.

Sự phát triển nuôi trồng thủy sản còn nhiều bất cập, vì vậy việc đề xuất các giải pháp cấp, thoát nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng khu vực ven biển là rất cần thiết.

Tôm thẻ chân trắng, tôm sú là các đối tượng nuôi chủ lực của vùng nuôi thủy sản mặn lợ của tỉnh Nam Định. Hiện diện tích nuôi tôm toàn tỉnh đạt khoảng 3.800ha, trong đó có hơn 700ha nuôi tôm thẻ chân trắng, hơn 3.000ha nuôi tôm sú. Nuôi thâm canh chủ yếu là giống tôm thẻ chân trắng.