Trong những năm qua, nuôi tôm công nghiệp (thâm canh) đã có những bước phát triển mạnh về diện tích, năng suất và sản lượng. Cùng với đó là nhu cầu về con giống ngày càng tăng cao cả về số lượng và chất lượng. Chúng tôi khuyến cáo một số kinh nghiệm chọn tôm giống như sau:

Tỉnh Hà Tĩnh với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế AIC vừa xuất khẩu thành công 18 tấn tôm đông lạnh sang thị trường Malaysia.

Năm nay, nhiều hộ nuôi tôm ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thu được lãi khá cao từ con tôm thẻ chân trắng do con tôm phát triển thuận lợi, lại bán được giá.

Mưa nhiều làm cho độ mặn ở các kênh, rạch xuống thấp, nhiều diện tích tôm nuôi trên vùng chuyển đổi của huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bị thiệt hại. Tuy nhiên, mô hình nuôi tôm càng xanh trên vùng đất chuyển đổi xã Vĩnh Lộc A của huyện lại phát triển rất tốt.

Thực hiện dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh trên vùng đất chuyển đổi”, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng vừa tổ chức thả giống tôm càng xanh toàn đực cho 15 hộ (tổng diện tích 20ha) tham gia tại ấp Thạnh Hòa và Hòa Khanh, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên.

Là vùng nuôi tôm trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tỉnh Sóc Trăng ưu tiên tập trung đầu tư phát triển cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến xuất khẩu. Hơn 40 nghìn héc-ta đất nhiễm mặn, đất một vụ lúa bấp bênh được cải tạo, nâng cấp chuyển sang nuôi tôm đã nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh và uy tín sản phẩm tôm trên thị trường thế giới, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng nhấn mạnh, một trong những giải pháp căn cơ, cốt lõi của vấn đề này là tăng cao chất lượng nuôi tôm, lấy nhu cầu thị trường, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng làm căn cứ để phát triển nuôi tôm an toàn, bền vững và hiệu quả.

Ngày 17/8, tại xã Cát Thành (Phù Cát, tỉnh Bình Định), Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 2190/QĐ- UBND ngày 20.7.2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000 vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) Phù Cát.

Cà Mau có diện tích nuôi trồng thủy sản đứng đầu cả nước. Những năm gần đây, việc nuôi tôm theo hình thức công nghiệp, và gần đây là nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nếu không thực hiện khép kín quy trình, tập trung vào vùng nuôi thì sẽ dễ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

Sau nắng gắt, bước vào mùa mưa, tôm mắc nhiều bệnh nguy hiểm do thời tiết thay đổi đột ngột. Hiện các hộ nuôi tôm ở Quỳnh Lưu đang chủ động nhiều biện pháp phòng chống.

Từ năm 2015 đến nay, nông dân một số xã ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp đã bỏ tôm càng xanh chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.

Tháng 4.2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi tại 2 điểm: thôn Hội Tân, xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn) và thôn Kim Đông, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước); diện tích mỗi điểm mô hình 0,5 ha (gồm 3.000 m2 nuôi tôm, 2.000 m2 nuôi cá rô phi). Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống tôm và cá, 30% thức ăn và vật tư, thuốc phòng trị bệnh cho tôm. Thời gian thực hiện 4 tháng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương đảm bảo phát triển nuôi tôm nước lợ hiệu quả, bền vững, hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực và không phá vỡ quy hoạch tự nhiên.

Mặc dù sản lượng tôm nuôi những tháng đầu năm có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, song chưa đạt so với mục tiêu đề ra. Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng khẳng định, ngành sẽ tập trung chỉ đạo thống nhất các giải pháp từ tỉnh đến tận người dân để tạo bước đột phá cho nghề nuôi tôm từ đây đến cuối năm.

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, nước mặn với mục tiêu đến năm 2025 đạt giá trị sản xuất 100 triệu USD.