Quyền Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia đã bày tỏ ủng hộ đề xuất tạo thuận lợi cho Việt Nam sớm xuất khẩu tôm tươi nguyên con và trái thanh long vào thị trường này.

Ngày 25/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp với Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam, Trung tâm Hợp tác Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững tổ chức buổi tập huấn về cải tiến quy trình quản lý trong nuôi tôm cho 40 hộ nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh.

Ngày 24/7, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã trao chứng nhận VietGAP cho sản phẩm tôm sú của Tổ hợp tác nuôi tôm - lúa tại ấp Thái Hòa, xã Nam Thái A, huyện An Biên.

Ngày 21/7, Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu tổ chức hội thảo báo cáo mô hình nuôi tôm thẻ bán thâm canh, dưới sự chủ trì của Tổng cục Thủy sản Việt Nam và Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO).

Từ đầu năm 2017 đến nay, độ mặn tại các vùng chuyên tôm và lúa - tôm của Hồng Dân (Bạc Liêu) xuống thấp, chỉ 2 - 40/00, thuận lợi cho việc nuôi tôm càng xanh. Do đó, huyện khuyến khích nông dân chuyển đổi sản xuất, từ nuôi tôm sú chuyển sang nuôi tôm càng xanh.

Hiện nay, do ảnh hưởng bão nên mưa nhiều, kèm theo là nhiệt độ không khí thấp làm cho nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm giảm đột ngột,... dẫn đến tôm bị sốc môi trường, dễ phát sinh dịch bệnh.

Tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm đến nay nông dân trong tỉnh đã thả nuôi gần 10.000 ha tôm càng xanh, lớn nhất từ trước đến nay, sản lượng hơn 4.500 tấn, vượt 113% kế hoạch năm 2017.

Vụ nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn và nước lợ năm nay của tỉnh Trà Vinh có trên 1.600 lượt hộ nông dân thực hiện mô hình nuôi tôm sú xen cua biển theo hình thức quảng canh, với tổng diện tích trên 3.100 ha mặt nước. Toàn bộ các hộ dân thực hiện mô hình nuôi thủy sản kết hợp này đều đạt lợi nhuận 40 – 50 triệu đồng/ha.

Vụ mùa năm 2017, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (thuộc Bộ NN&PTNT) đầu tư dự án mô hình nuôi tôm sú - trồng lúa. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng suất và chất lượng con tôm và hạt lúa, từng bước xây dựng mô hình nuôi tôm sú - trồng lúa phát triển bền vững. Bước đầu dự án này đã phát huy hiệu quả.

Khó khăn của ngành tôm Cà Mau đã qua được xác định là chỉ liên kết được đầu vào, chưa liên kết được toàn chuỗi sản xuất. Vấn đề quan trọng và tiên quyết hiện nay là hình thành liên kết chuỗi, tạo ra lực mới bằng những nhân tố mới. Và hình thức nuôi siêu thâm canh tôm công nghiệp công nghệ cao được xem là hướng đi mới của ngành tôm Cà Mau.

Do tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, nên thời gian qua diện tích nuôi tôm công nghiệp (NTCN) ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau giảm mạnh. Tuy nhiên, những tháng đầu năm nay, NTCN đang có dấu hiệu phục hồi.

Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp bộ Đoàn, hội, vai trò của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau ngày càng được phát huy. Đặc biệt là việc phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình; không chỉ tạo việc làm ổn định cho đoàn viên, thanh niên, góp phần giảm nghèo bền vững mà còn đóng góp cho sự phát triển của địa phương.

Dự án FAO nhằm mục đích tăng trưởng xanh, làm giảm khí thải nhà kính ở các tỉnh ven biển phía Nam (Việt Nam)...

Năm nay mưa sớm và lượng mưa nhiều, làm cho độ mặn một số vùng nuôi tôm rất thấp, có nơi dưới 2%o, nên nông dân chuyển sang thả nuôi tôm càng xanh

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, hiện tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của địa phương này là hơn 129 nghìn ha. Trong đó diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh là trên 9.900 ha; tôm thẻ chân trắng là trên 5.800ha.