Sau thời gian nghiên cứu và cải tiến công thức, Neovia Việt Nam vừa chính thức giới thiệu dòng sản phẩm thức ăn dành cho tôm sú là Monolis và thức ăn tăng trọng OC Maxi.

Theo thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Nam, hàng năm trên địa bàn lưới điện do đơn vị quản lý có hàng trăm vụ tai nạn điện xảy ra làm chết và bị thương hàng trăm người. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn điện đối với lưới điện sau điện kế là do người dân sử dụng điện không thực hiện đúng các quy định về an toàn, như: tự ý kéo dây điện chằng chịt, chắp nối nhiều chỗ, sử dụng vật tư, thiết bị kém chất lượng, tự tiện câu móc, lắp đặt, sửa chữa thiết bị, lưới điện phục vụ sinh hoạt mà không được trang bị kiến thức kỹ thuật điện…

Hoạt động ươm nuôi, sản xuất tôm giống tiếp tục phát triển, đảm bảo cung cấp cho các cơ sở nuôi tôm trong tỉnh và xuất bán cho các thị trường ngoài tỉnh Bình Thuận. Trong 8 tháng năm 2017, số tôm giống sản xuất đạt khoảng 17,747 tỷ con, đạt 93,4% kế hoạch năm, tăng 11,1% so cùng kỳ năm trước.

Theo kết quả quan trắc dịch bệnh trên các tuyến sông rạch của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, qua phân tích 16 mẫu tôm tự nhiên trên các tuyến kênh, phát hiện 2 mẫu bị nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV) tại cống Xà Mách và cống Trà Nõ; có 6 mẫu bị nhiễm bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) tại cầu Hòa Lý, phà Dù Tho, cống Sáu Quế 1, cống Xà Mách, cầu Trà Niên và cống Trà Nõ; có 3 mẫu bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) tại bến đò Nông trường 30-4, vàm Ông Tám và cầu Trà Niên. Do đó, bà con nuôi tôm cần hạn chế lấy nước vào ao ở thời điểm này và áp dụng các biện pháp để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ kênh rạch bên ngoài vào ao nuôi.

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Văn phòng Quốc hội, Cục Thú y đã tổ chức Đoàn công tác kiểm tra, truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ xuất khẩu vào Việt Nam tại Singapore.

Hiện giá tôm sú loại 30 con/kg được thương lái thu mua tại ao từ 215 nghìn đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng so với cách đây một tháng trước. Giá tôm thẻ cũng tăng nhẹ từ 1.000 - 3.000 đồng/kg, dao động ở mức 100 - 130.000 đồng/kg tùy loại.

Một giải pháp nuôi tôm bền vững được nhóm nghiên cứu Trường đại học Khoa học- Đại học Huế phối hợp với Công ty CP Huetronics chuyển giao kết quả nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ điện hóa- siêu âm để xử lý nước ao nuôi tôm” tại một số vùng nuôi ở Phong Điền đã được kiểm nghiệm và áp dụng thành công, mở ra hướng mới trong việc khử trùng, cải thiện môi trường nước cho nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Kết quả quan trắc môi trường nước tại các vùng nuôi tôm hùm mới đây trên địa bàn tỉnh Phú Yên cho thấy nhiều hàm lượng như DO, Vibrio spp… không nằm trong giới hạn cho phép. Vì vậy, ngành thủy sản Phú Yên khuyến cáo người nuôi cần có biện pháp quản lý cho hiệu quả.

Theo kết quả phân tích quan trắc môi trường của Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, thời điểm này đang vào cao điểm mùa mưa, các thủy vực hầu như không còn độ mặn, chỉ có 3 điểm có độ mặn từ 5 - 8‰, gồm các cống: Xà Mách, Tầm Vu, Sáu Quế 1; do đó, bà con nông dân có thể lấy nước vào xử lý nuôi tôm. Nếu cần thiết thì bà con có thể tái sử dụng nguồn nước có độ mặn cao từ vụ nuôi trước đó và áp dụng các biện pháp để loại bỏ lớp bùn đáy ao trước khi thả nuôi vụ mới.

Do tình hình xuất khẩu khởi sắc, giá tôm nguyên liệu hiện tăng đột biến. Bà con nuôi tôm tại ĐBSCL tiếp tục đón nhận tin vui nhờ trúng mùa được giá.

Bộ NN&PTNT dự kiến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 9% so với năm ngoái.

Từ đầu năm đến nay, mô hình nuôi tôm khép kín công nghệ cao có xu hướng phát triển mạnh trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Mô hình này cho năng suất cao nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nguồn vốn...

Trên những cánh đồng trồng lúa tại các khu vực nhiễm mặn thấp, bà con thường luân canh hoặc xen canh các đối tượng khác nhau trên cùng diện tích nhằm phát huy mối tương tác lẫn nhau giữa các loài thủy sản nuôi (tôm sú, tôm càng xanh hoặc thủy sản khác) với cây lúa trong hệ sinh thái ruộng lúa.

Hiện nay, các hộ nuôi trồng thủy sản nước lợ ở Thái Thụy (Thái Bình) đang tập trung thu hoạch tôm sú vụ xuân hè. Áp dụng hình thức nuôi thâm canh và thâm canh công nghệ cao đang là xu thế phát triển nhằm giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm.

Bạc Liêu là địa phương có diện tích nuôi tôm đứng thứ nhì với sản lượng lớn nhất vùng ĐBSCL, là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, và đang bứt phá để trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước.