Theo báo cáo, năm 2017, tổng diện tích thả nuôi 901 ha, cả 3 vụ đều cho thu hoạch thành công, tổng sản lượng đạt gần 7.500 tấn, cao hơn 17% so với năm 2016. Ngoài các khu vực nuôi tôm thẻ trên cát ở xã An Hải (Ninh Phước, Ninh Thuận), xã Phước Dinh (Thuận Nam) thu được nhiều kết quả, điểm mới của năm nay là huyện Ninh Hải phục hồi, phát triển sản xuất ở khu vực Đầm Nại sau nhiều năm bị đình đốn do dịch bệnh hoành hành.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong thời gian qua, mô hình nuôi luân canh tôm càng xanh kết hợp trồng lúa (1 vụ lúa – 1 vụ tôm) đã được nông dân trong tỉnh Đồng Tháp áp dụng khá thành công.

Đến nay, bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã cơ bản hoàn thành chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân sau sự cố môi trường biển do Formosa.

Nhờ thời tiết thuận lợi cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ cơ quan chức năng, giá tôm đang ở mức cao giúp các nông hộ nuôi tôm có thu nhập khá.

Năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 90 thị trường, đạt kim ngạch trên 3,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2015. Trong đó, tôm thẻ chân trắng chiếm 62,1%, tôm sú chiếm gần 29,5%, tôm biển khác chiếm 8,3%. Tuy nhiên, một vấn đề lớn hiện nay là chúng ta cần làm “trong sạch” ngành tôm ngay từ trong nước bằng các “chiến dịch” chống bơm tạp chất vào tôm.

Sau khi kết thúc chuyến kiểm tra thực tế các hộ nuôi tôm siêu thâm canh tại xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau vào ngày 13/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo ngành nông nghiệp trong tuần này phải hoàn thành văn bản chi tiết về quy trình nuôi tôm siêu thâm canh. Đến thời điểm này, huyện Cái Nước có hơn 23 ha nuôi tôm siêu thâm canh với 109 nhộ dân tham gia. Trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Tân Hưng Đông 20 hộ và Tân Hưng 19 hộ nuôi.

Để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp đã xây dựng mô hình nuôi luân canh tôm càng xanh (tôm toàn đực) – lúa trên diện tích 20 ha do 13 hộ dân tại 3 huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Lấp Vò thực hiện.

Hiện nay, tôm sú thương phẩm 30 con/kg có giá 195.000 - 200.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng 100 con/kg có giá 100.000 - 105.000 đồng/kg, tôm càng xanh loại I giá dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/kg. Người nuôi tôm lúc này đều có lãi, nên việc thả nuôi và quản lý tôm giống cần siết chặt hơn nữa.

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa ở nhiều địa phương trong tỉnh Cà Mau tăng nhanh. Riêng huyện Thới Bình có gần 12.000ha, tăng khoảng 4.000ha so với năm 2016. Hiện nay, thương lái vào tận ruộng để thu mua tôm nguyên liệu.

Tính đến đầu tháng 12/2017, trên địa bàn TP. Cam Ranh chỉ còn 50% trong tổng số 117 trại sản xuất tôm thẻ chân trắng, tôm sú giống còn hoạt động; số còn lại tạm ngưng hoặc chuyển sang sản xuất các loại giống nhuyễn thể như: ốc hương, sò… Nguyên nhân của tình trạng này là đa số các trại sản xuất tôm giống hoạt động nhỏ lẻ, không ổn định; chi phí đầu tư sản xuất tôm giống cao, trong khi giá tôm giống bán ra thấp, có thời điểm chỉ 10 - 15 đồng/con; ngoài ra, tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất tương đối cao khiến các cơ sở gặp khó khăn.

Với 161 hộ nuôi tôm tham gia thí điểm trong gần 1 năm thực hiện, số tiền điện tiết kiệm được so với trước đây lên đến cả tỷ đồng.

Con tôm sinh thái không sợ hạn mặn, cũng không sợ ngọt hóa bất chợt như tôm nuôi công nghiệp. Tôm sinh thái chỉ cần nguồn nước thủy triều tự nhiên, không nhiễm bẩn.

Sáng ngày 07/12, tại xã Mỹ Thuận, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức Hội thảo trình diễn mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao.

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, hộ dân đầu tư ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nuôi tôm. Hầu hết các mô hình này mang lại hiệu quả khá cao, có thể nhân rộng ra cho người dân áp dụng.

Nông dân 2 xã ven biển Bình Giang và Bình Sơn (H.Hòn Đất, Kiên Giang), đang mạnh dạn đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khả quan.