Quý II/2022, các doanh nghiệp xuất khẩu đang bước vào cao điểm sản xuất và giao hàng cho các khách hàng. Tuy nhiên, tình trạng tăng giá cước vận tải và thời gian giao hàng trễ khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Bài viết nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây để từ đó có thể đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA.

(vasep.com.vn) Tháng 3 năm 2022, cả thế giới nóng lên vì cuộc xung đột Nga – Ukraina vô cùng căng thẳng. Thương mại thủy sản toàn cầu cũng bị ảnh hưởng khi giá xăng dầu tăng, cước vận tải biển, chi phí logistic đội lên mỗi ngày mỗi cao hơn. Tuy nhiên, XK thủy sản của Việt Nam trong tháng qua vẫn ghi nhận trên 1 tỷ USD - mức cao kỷ lục cho riêng tháng cuối quý 1 của mọi năm.

Thêm một cước phí dịch vụ vận tải cảng biển được điều chỉnh tăng từ ngày 1-5 tới đây tại Tân Cảng - Cát Lái.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản của Argentina tăng gấp 3 lần từ 700 triệu USD năm 2003 lên gần 2 tỷ USD năm 2021, bất chấp đại dịch.

Bộ Tài chính liên tục rà soát các chính sách thuế, phí, lệ phí để kịp thời trình các cấp có thẩm quyền ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền, tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Thời gian tới, đây vẫn là ưu tiên của Bộ Tài chính, nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Xuất khẩu thủy sản đang có sự hồi phục ấn tượng khi tăng trưởng đạt mức hai con số ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, hàng loạt chi phí đầu vào liên tục tăng mạnh, đặc biệt một số quy định bất cập khiến doanh nghiệp (DN) tốn hàng trăm tỷ đồng.

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra hồi tháng 2 đến nay, rất nhiều hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Nga đã bị ngừng trệ, đẩy các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.

Từ nay đến cuối năm, Ban chỉ đạo Điều hành giá tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường từng mặt hàng, đặc biệt là những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng để có giải pháp điều hành phù hợp. Bộ Tài chính chuẩn bị trình Chính phủ thực hiện giãn thu một số loại thuế và tiền thuê đất, ước tính khoảng 135.000 tỷ đồng, trong thời gian 3, 6 và 9 tháng.

(vasep.com.vn) Để tiếp cận thị trường thủy sản Châu Âu và mở rộng hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần cân nhắc đến việc cung cấp các sản phẩm bền vững. Tuy đây chưa phải yêu cầu bắt buộc ở tất cả thị trường, nhưng nhiều nhà bán lẻ đã yêu cầu chứng nhận bền vững đối với các sản phẩm thủy sản - đặc biệt là ở Tây Bắc Châu Âu. Cung cấp các sản phẩm được chứng nhận bền vững chính là chìa khóa quan trọng nếu doanh nghiệp muốn sản phẩm thủy sản của mình nổi bật và cạnh tranh trên thị trường châu Âu.

(vasep.com.vn) Khi mối bận tâm về COVID-19 của người Mỹ giảm bớt, các nhà điều hành nhà hàng tăng cường phục vụ thủy sản trong lễ Phục sinh để đạt được mức doanh thu như trước COVID. 26% người Mỹ thuộc Thế hệ Z cho biết họ đang ăn nhiều thủy sản hơn, trong khi 21% thế thệ Y, 16% Thế hệ X và 13% những người thế hệ Baby Boomer đã tăng tiêu thụ thủy sản.

(vasep.com.vn) Gói trừng phạt mới của Nhật Bản đối với Nga bao gồm lệnh cấm nhập khẩu 38 loại hàng hóa từ Nga, có hiệu lực vào ngày 19/4/2022.

(vasep.com.vn) Giá cá nguyên liệu thô của Iceland tuần 14 tiếp tục giảm, khi sản lượng đánh bắt lớn và ổn định hàng ngày.

Doanh nghiệp sẽ được gia hạn tối đa 6 tháng với số thuế giá trị gia tăng (VAT) từ tháng 3 đến tháng 5 và quý 1; được chậm nộp 5 tháng với số thuế VAT của tháng 6 và quý 2... với tổng số thuế VAT được gia hạn khoảng 53.300 - 54.300 tỉ đồng.

Chính thức thu phí cảng biển từ 1.4, TP.HCM vẫn tiếp tục nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ các doanh nghiệp, Hiệp hội.