Tác động của Covid-19 đối với ngành khai thác ở các nước thuộc ICES

(vasep.com.vn) Với tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn ra, Nhóm làm việc về các chỉ báo phúc lợi xã hội của Hội đồng quốc tế về thám hiểm biển ICES (WGSOCIAL) đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào tuần đầu tiên của tháng 4/2020 để chia sẻ những theo dõi sơ bộ về tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến ngành khai thác thủy sản ở các quốc gia thành viên ICES.

25 nhà khoa học từ 12 quốc gia đã thảo luận về tác động xã hội của đại dịch Covid-19 đối với ngành khai thác, chia sẻ những quan sát cá nhân của họ từ việc theo dõi tin tức và trao đổi với ngư dân và những người khác làm việc trong ngành. Các ý kiến được chia sẻ bởi các thành viên WGSOCIAL đã nêu bật tác động của đại dịch đối với ngành khai thác. Đồng Chủ tọa cuộc họp - Marloes Kraan (Viện nghiên cứu biển Wageningen), Amber Himes-Cornell (FAO) và Lisa Colburn (NOAA) đã nêu ra những nhận định ban đầu của nhóm về tình hình hiện nay.

Italia và Tây Ban Nha là những quốc gia đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong giai đoạn này. Các quốc gia châu Âu khác, Mỹ và Canada đã hoặc sẽ sớm chịu những tác động của đại dịch. Các đội tàu của Italia và Tây Ban Nha phần lớn đã ngừng hoạt động do các biện pháp phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh được áp đặt. Ở những quốc gia khác, ngư dân vẫn có thể khai thác tuy nhiên cũng không dễ để khai thác trong điều kiện hiện tại. Nghề khai thác ở nhiều quốc gia là lĩnh vực rất quan trọng đối với sản xuất và cung ứng thực phẩm, có hai nguyên nhân chính chấp nhận ngư dân tiếp tục khai thác.

Chuỗi cung ứng bị gián đoạn

Nguyên nhân đầu tiên liên quan đến bản chất toàn cầu của chuỗi cung ứng. Các tuyến vận tải bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các biện pháp được thực hiện bởi nhiều quốc gia trên toàn thế giới (ví dụ: đóng cửa biên giới, các chuyến bay bị hủy), các tuyến này không hoạt động tốt và trong một số trường hợp hoàn toàn không hoạt động. Một ví dụ liên quan đến nghề khai thác tôm nâu biển Bắc. Tôm nâu thường được bóc vỏ ở Morocco trước khi được bán trên thị trường châu Âu. Khi Morocco đang thực hiện các biện pháp phong tỏa, nghề khai thác tôm nâu đã tạm thời dừng lại.

Thị trường tiêu thụ giảm

Nguyên nhân thứ hai, phần lớn nhà hàng, khách sạn và căng tin - thị trường tiêu thụ cá tươi và thủy sản có vỏ cũnng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây ra sự sụt giảm giá thủy sản, sản phẩm tươi sống dư thừa trên thị trường. Theo thông tin được thảo luận trong cuộc họp, dường như ngư dân khai thác quy mô nhỏ cũng bị ảnh hưởng bởi điều này. Nghề cá quy mô lớn hơn có thể tiếp cận các cơ sở làm lạnh vẫn có thể tiếp tục, nhưng nghề cá này cũng gặp những khó khăn liên quan đến không gian chật hẹp, khả năng lưu trữ hoặc con người tại các bến cảng, công ty chế biến hoặc đấu giá. Tuy nhiên, doanh thu cho các sản phẩm cá đóng hộp hoặc đông lạnh đã tăng đáng kể ở một số quốc gia (ví dụ như ở Đức) do mọi người đã bắt đầu dự trữ sản phẩm do lo sợ dịch bệnh.

Các nhà sản xuất ở các quốc gia khác nhau đang thực hiện các biện pháp để đối phó với vấn đề này. Các khuyến nghị bao gồm dừng khai thác trong một số trường hợp (ví dụ tôm nâu) để tránh dư thừa sản phẩm trên thị trường, giảm dần sản lượng cập cảng và có những chuyến khai thác với thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn để thúc đẩy hoặc kéo dài thời gian tạm dừng khai thác theo mùa. Những ngư dân có thể linh hoạt thay đổi khu vực khai thác hoặc các loài mục tiêu (Ví dụ các đội tàu ở Hà Lan và Đan Mạch đã chuyển sang khai thác cá bơn - plaice).

Thực trạng ở mỗi quốc gia

Ngành khai thác của Tây Ban Nha thường dựa theo cách tiếp cận giống như liên bang với các vùng nước ven biển dưới sự quản lý độc quyền của khu tự trị ven biển và các vùng biển quốc gia và quốc tế khác do Chính quyền trung ương quản lý. Tuy nhiên, do tình trạng khẩn cấp, đã có một số “nhầm lẫn” trong các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến ngành khai thác hiện đang được quyết định bởi Chính quyền trung ương. Ngoài ra, Chính phủ Tây Ban Nha cũng đã yêu cầu Liên minh châu Âu viện trợ kinh tế để tạm dừng hoạt động nghề cá.

Ở những vùng như phía bắc Na Uy và Alaska, Mỹ vấn đề hạn chế đi lại đã làm giảm khả năng sử dụng thành viên của đội tàu nước ngoài. Thụy Điển là một ngoại lệ do quốc gia này chưa áp dụng các biện pháp phong tỏa hoàn toàn do tình hình dịch bệnh chưa ở mức nguy cấp, mặt khác cá cũng không quan trọng đối với tiêu thụ của con người ở đây như ở các quốc gia khác. Với các loại cá khai thác sử dụng cho chế biến bột cá, hiệu ứng thị trường dự kiến ​​sẽ ít nghiêm trọng hơn. Thay vì các vấn đề do Covid-19, nhiều nghề cá của Thụy Điển hiện đang gặp phải khó khăn với việc đóng cửa gần đây ở các quốc gia khác.

Ở các nước như Anh, Canada, Hà Lan và Ireland, một số tập thể ngư dân quy mô nhỏ đã thực hiện các sáng kiến ​​để cải thiện việc bán hàng trực tiếp qua internet.

WGSOCIAL thảo luận về các giải pháp để giải quyết các vấn đề mà ngành khai thác đang phải đối mặt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành khai thác đối với sinh kế của ngư dân, những lo ngại về các hoạt động giãn cách xã hội trên tàu cũng như tinh thần của các thuyền viên hoạt động trong lĩnh vực này cũng được thảo luận.

WGSOCIAL tập trung vào việc cải thiện sự tích hợp của khoa học xã hội trong Tổng quan hệ sinh thái ICES và đánh giá hệ sinh thái tích hợp thông qua việc phát triển các chỉ số xã hội phù hợp về văn hóa. Công việc của Nhóm giải quyết vấn đề về Biển và xã hội, Khoa học bảo tồn và quản lý và sản xuất thủy sản.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục