Nhập khẩu cá hồi của Trung Quốc dự kiến giảm 40.000 tấn trong năm 2020

(vasep.com.vn) Dennis Cai, Giám đốc điều hành của nhà NK và chế biến cá hồi Chuner Group – một trong những nhà NK lớn nhất của Trung Quốc cho biết, NK cá hồi của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 40.000 tấn trong năm 2020 khi niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm thủy sản đang lung lay sau hàng loạt các sự cố liên quan đến sự bùng phát dịch COVID-19 và thủy sản. Doanh số bán lẻ cá hồi hiện chỉ bằng 10-20% mức thông thường.

Niềm tin của người tiêu dùng đối với cá hồi đang ở mức “thấp nhất từ trước tới nay”. Những sự cố xảy ra đã làm tăng thêm lo ngại của người tiêu dùng về mức độ an toàn của thủy sản. Trong số cá loài thủy sản, tôm và cá hồi đang là 2 loài bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cai cho biết thêm. Hiện tại công ty của ông đang cung cấp các sản phẩm sashimi cá hồi tươi và cá hồi cắt portion cho các cửa hàng Costco và Fresh Hema cho Tập đoàn Alibaba.

Hải quan Trung Quốc hiện đang niêm phong 100% lô hàng cá hồi từ 2 đến 4 ngày trong kho lạnh để xét nghiệm coronavirus, điều này làm tăng thêm chi phí cho các nhà NK cá hồi và giảm thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Vào giữa tháng 6/2020, Trung Quốc phát hiện coronavirus trên thớt cá hồi tại Xinfadi, một chợ bán buôn ở Bắc Kinh. Đây được cho là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát dịch COVID-19 lớn nhất ở thủ đô Trung Quốc kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) sau đó cho biết không có bằng chứng cho thấy cá hồi NK là nguyên nhân của vụ việc. Tuy nhiên, cơn bão truyền thông ban đầu đã gây ra những tác động lâu dài. “Có rất nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin trong một khoảng thời gian ngắn và mọi sự tập trung đều hướng vào cá hồi. Sau đó, ngày 14/7/2020, Hải quan Trung Quốc thông báo bao bì bên ngoài của tôm Ecuador NK cũng cho kết quả dương tính với virus.

Hai tuần sau, một cụm lây nhiễm COVID-19 được phát hiện ở một công ty thủy sản ở Đại Liên - trung tâm chế biến thủy sản ở tỉnh Liêu Ninh.

Theo Hải quan Trung Quốc, sau lệnh phong tỏa, nhu cầu tiêu thụ cá hồi đã có sự phục hồi. Trong tháng 5/2020, Trung Quốc đã NK 6.700 tấn cá hồi tươi Đại Tây Dương, tăng 4% so với tháng 5/2019. Tuy nhiên, trong tháng 6/2020, NK cá hồi giảm trở lại ở mức 3.000 tấn, giảm 51% so với cùng kỳ năm 2019.

Sau khi dịch bệnh được phát hiện tại chợ Xinfadi, việc phục hồi diễn ra chậm hơn rất nhiều so với dự kiến. Tác động tâm lý đối với người tiêu dùng Trung Quốc là rất lớn. Hiện tại người tiêu dùng không muốn tiêu thụ thủy sản, đặc biệt là thủy sản NK. “Tại sao các đợt bùng phát dịch COVID-19 đều liên quan đến thủy sản? Rất khó để ngành thủy sản có thể đưa ra lời giải thích cho người tiêu dùng”, một Giám đốc điều hành khác cho biết.

Trong một nỗ lực để trấn an người tiêu dùng Trung Quốc về sự an toàn của cá hồi Chile, SalmonChile - Hiệp hội ngành cá hồi gồm 47 công ty đa quốc gia - đặt mục tiêu khởi động một chiến dịch tiếp thị tại Trung Quốc trong 2 tháng tới.

Trong khi đó, nhãn hải quan đang được các nhà bán lẻ gắn vào cá hồi tại các siêu thị Trung Quốc. Các nhãn giải thích chủng loại sản phẩm, nguồn gốc sản xuất, ngày NK vào Trung Quốc và lưu ý sản phẩm an toàn, không nhiễm virus.

"Mọi người trong ngành thủy sản đang cố gắng trấn an người tiêu dùng rằng thủy sản là sản phẩm an toàn. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần chung tay với doanh nghiệp để làm điều đó vì các công ty thường không có nhiều tiếng nói. Cai cho biết. “Thật không may, chúng tôi vẫn chưa thấy các thông điệp rõ ràng của Chính phủ trên các phương tiện truyền thông. Từ góc nhìn của người tiêu dùng, thật khó để phân biệt đâu là sản phẩm an toàn. Do đó, tại thời điểm này, người tiêu dùng không tiêu thụ cá hồi vì họ không chắc chắn sản phẩm an toàn"

Theo ước tính của Cai, với doanh số bán hàng hiện ở mức chỉ bằng 1/5 so với mức thông thường, Trung Quốc sẽ NK tối đa 50% khối lượng của năm 2019 mặc dù “rất khó để dự đoán một con số chính xác”. Năm 2019, Trung Quốc NK 80.000 tấn cá hồi tươi.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã NK 26.000 tấn cá hồi tươi Đại Tây Dương, trị giá 222 triệu USD, giảm 29% về khối lượng và giảm 38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Nguồn gốc nhiễm bệnh?

Một số người trong ngành suy đoán rằng các thủy thủ Nga có thể đã mang virus đến Đại Liên. Ngày 10/7/2020, Safety at Sea đưa tin 2 thủy thủy người Nga có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi tàu của họ cập cảng Đại Liên từ Vladivostock ngày 2/7/2020. Kể từ ngày 7/7/2020, con tàu vẫn thả neo ở trạm kiểm dịch Đại Liên số 1. Đại Liên là một cảng chính để xếp dỡ cá minh thái của Nga.

Tuy nhiên, Wu Zunyou, trưởng nhóm dịch tễ học tại CDC đồng thời là chuyên gia về đại dịch của Trung Quốc, cho biết đợt bùng phát ở Đại Liên "có nhiều khả năng là do thủy sản NK nhiễm bệnh".

Kể từ tháng 6/2020, trên khắp Trung Quốc, "hàng nghìn, nếu không muốn nói là hàng chục nghìn" mẫu đã được lấy để kiểm tra từ bao bì cá hồi, kho lạnh, nhà máy chế biến cá hồi kể cả cá hồi, ông Cai cho biết. Cho đến nay, chưa có thử nghiệm nào cho kết quả dương tính.

Trong khi đó, kể từ khi bùng phát dịch bệnh ở Đại Liên, 100% lô hàng cá hồi đang được kiểm tra viuscorona ngay khi đến các sân bay Trung Quốc. Chi phí lưu kho thêm từ 2 đến 4 ngày lên tới 0,10 USD/kg mỗi ngày tính phí.

Cai lưu ý trước khi xảy ra đợt bùng phát ở Đại Liên, các đợt kiểm tra đã được nới lỏng phần nào. Tuy nhiên, về lâu dài các cuộc kiểm tra Hải quan hiện tại sẽ giúp trấn an người tiêu dùng Trung Quốc rằng cá hồi NK là sản phẩm an toàn – chỉ cần không phát hiện các kết quả dương tính.

NK cá hồi Đại Tây Dương tươi nguyên con của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2020

 

Khối lượng (tấn)

Giá trị (triệu USD)

Giá trị trung bình (USD/kg)

So với cùng kỳ năm 2019 (khối lượng)

So với cùng kỳ năm 2019 (giá trị)

Na Uy

11.042

93

8,43

-13%

-25%

Area Nes

2.971

26

8,85

-54%

-58%

Chile

6.471

62

9,56

-53%

-55%

Australia

3.936

30

7,52

396%

314

Anh

552

4

7,14

-74%

-80%

Canada

482

3

7,18

-14%

-33%

Iceland

423

4

9,05

 

 

Tổng

25.877

222

8,58

-29%

-38%

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục