Mỹ: Tiêu thụ thủy sản tại các kênh bán lẻ, thương mại điện tử tăng mạnh

(vasep.com.vn) Doanh số tiêu thụ thủy sản trong các siêu thị, thông qua các cửa hàng tạp hóa thương mại điện tử và dịch vụ cung cấp nguyên liệu tự nấu (meal kit) tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ tại Mỹ trong tháng 4/2020.

Theo một cuộc khảo sát của Brick Meets Click, doanh số bán hàng tạp hóa trực tuyến đã tăng 37% từ tháng 3 đến tháng 4/2020 đạt 5,3 tỷ USD. Cuộc khảo sát cũng cho biết, doanh số bán hàng tạp hóa qua các kênh thương mại điện tử cũng đạt 4 tỷ USD trong tháng 3/2020.

Doanh số bán hàng cùng cửa hàng của Boise, Albertsons Cos có trụ sở tại Idaho tăng 34% trong tám tuần đầu tiên của quý, tính đến ngày 25/4/2020 và tăng 47% trong 4 tuần tính đến ngày 29/3/2020.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Albertsons, Vivek Sankaran cho biết, cả hai cửa hàng và hoạt động kinh doanh trực tuyến của chúng tôi đang thấy nhu cầu gia tăng đáng kể khi người tiêu dùng chuyển sang sử dụng nhiều thực phẩm tại nhà nhiều hơn. Chúng tôi nhận được khách hàng mới do khách hàng của mình tham gia nhiều hơn vào hoạt động thương mại điện tử và xu hướng này sẽ còn tiếp diễn.

Tương tự, doanh số tại Lakeland, Publix có trụ sở tại Florida trong 3 tháng (tính đến ngày 28/3/2020) đã tăng 16,1% lên 11,2 tỷ USD. Doanh số bán hàng cùng cửa hàng trong quý tăng 14,4%. Chuỗi siêu thị ước tính rằng doanh số tăng thêm 1 tỷ USD trong quý có thể là do dịch COVID-19 làm thay đổi thói quen tiêu thụ của khách hàng.

Publix cho biết thủy sản đông lạnh tiếp tục là phân ngành với mức tăng lớn nhất trong tuần (tính đến ngày 25/4/2020) trong khi thủy sản có thể bảo quản lâu (shelf-stable) và thủy sản tươi tăng trưởng 2 con số trong tuần.

Tổng doanh thu thủy sản đông lạnh tăng 46,8% lên 1,3 tỷ USD. Doanh số thủy sản có thể bảo quản lâu tăng 20,7% lên gần 5,2 tỷ USD và doanh số thủy sản tươi tăng 21,9% lên gần 133 triệu USD.

Doanh số bán lẻ thủy sản dự kiến cũng sẽ được hưởng lợi từ tình trạng thiếu thịt sắp xảy ra do các nhà máy chế biến đóng cửa tạm thời do sự bùng phát của dịch COVID-19. Hiện tại, Costco, Albertsons, Kroger, HEB và các chuỗi cửa hàng tạp hóa khác đang giới hạn số lượng thịt mà khách hàng có thể mua, theo Grocery Dive.

Theo Nielsen và Tạp chí Phố Wall, doanh số dịch vụ cung cấp nguyên liệu tự nấu (meal kit) trong các cửa hàng bán lẻ cũng đang bùng nổ, đạt mốc 100 triệu USD trong tháng (tính đến ngày 11/4/2020). Doanh số meal kit trực tuyến tăng 63%.

Các chuỗi cửa hàng tạp hóa đang tận dụng cơ hội với một lượng lớn người mua sắm trong các cửa hàng của họ bằng cách cung cấp nhiều bữa ăn được chuẩn bị cũng như các bữa ăn mang về. Một số nhà bán lẻ của Mỹ cũng đang hợp tác với các nhà hàng để tận dụng cơ hội này.

Mariano đã hợp tác với Common Threads and Top Box Foods, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các hộp thực phẩm cho những người có nhu cầu, để cung cấp các bữa ăn gia đình ở Chicago. Các đầu bếp hàng đầu trong khu vực sẽ nấu các bữa ăn cùng với nhân viên của Mariano, Winsight Grocery Business cho biết.

Quan hệ đối tác nhà hàng- bán lẻ là cần thiết trong bối cảnh dịch COVID-19. Hai hình thức mua mua mang về và giao hàng tận nơi hiện là các giải pháp phân phối không thể phủ nhận. Tất cả các nhà bán lẻ đều cần củng cố phương pháp phân phối này trong khi tập trung vào các bữa ăn để giúp người tiêu dùng trả lời câu hỏi “Tối nay ăn gì”.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục