EU bỏ phiếu quyết định hướng tới chuỗi cung ứng thủy sản minh bạch hơn

(vasep.com.vn) Ủy ban Môi trường của Nghị viện Châu Âu (ENVI) đã bỏ phiếu ủng hộ các bước quyết định nhằm mang lại sự minh bạch hơn cho các hoạt động thủy sản và truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng thủy sản, theo "Liên minh Kiểm soát Thủy sản của EU".

Những bước quyết định này liên quan đến việc sửa đổi quy định kiểm soát nghề cá, nền tảng quản lý các hoạt động khai thác của đội tàu EU, đánh dấu một bước quan trọng để đảm bảo khai thác thủy sản bền vững và hệ sinh thái biển lành mạnh ở EU.

ENVI đã kêu gọi một số hành động, bao gồm:

- Giám sát tàu cá và đảm bảo tất cả các tàu của EU phải có báo cáo khai thác

- Việc sử dụng camera là một phần của đội tàu để đảm bảo sản phẩm khai thác có thể xác minh một cách toàn diện

- Chuyển hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản trên giấy hiện tại sang định dạng kỹ thuật số

- Thông tin về giám sát nghề cá và kiểm soát cường lực được công bố rộng rãi

- Làm cho hệ thống xử phạt hiệu quả hơn và cân nhắc các quy tắc môi trường ở tất cả các quốc gia thành viên

Trong cuộc bỏ phiếu sắp tới, Ủy ban nghề cá (PECH) sẽ được kêu gọi để tuân theo quy trình mà ENVI đặt ra, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý đối với hệ thống CCTV trên tàu. Điều này sẽ giúp EU thành công trong việc đảm bảo hoạt động khai thác thủy sản bền vững, minh bạch và được báo cáo đầy đủ, như được nêu trong chính sách thủy sản chung.

"Chúng tôi hoan nghênh ENVI đã bỏ phiếu ủng hộ việc yêu cầu báo cáo sản lượng khai thác thủy sản và lắp đặt thiết bị theo dõi tàu trên toàn bộ đội tàu khai thác của EU, bao gồm hơn 80.000 tàu", Vanya Vulperhorst, Giám đốc chiến dịch chống khai thác bất hợp pháp và đảm bảo tính minh bạch tại Oceana Europe cho biết.

"Cho đến nay, 75% trong số các tàu này đã được cho phép khai thác nằm ngoài tầm định vị (radar), qua mắt sự quản lý của chính quyền. Đề xuất của ENVI về việc các tàu chuyển vị trí của chúng theo thời gian thực hoặc tối đa 10 phút một lần là đề xuất mà PECH phải thực hiện, vì nó sẽ cải thiện sự an toàn của ngư dân cũng như khả năng của EU trong việc quản lý nghề cá bền vững".

Katrin Poulsen, quan chức chính sách thủy sản cấp cao tại văn phòng chính sách châu Âu của WWF, nói thêm rằng nếu người tiêu dùng châu Âu không muốn vô tình đóng góp vào nghề cá không bền vững trên toàn thế giới, họ cần có luật pháp phù hợp và các công cụ hiệu quả để đảm bảo thủy sản có thể truy xuất nguồn gốc, hợp pháp và bền vững.

"Hệ thống truy xuất nguồn gốc kỹ thuật số cho các sản phẩm thủy sản là rất quan trọng. Hệ thống này sẽ giúp chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững hơn, đây là mục tiêu trọng tâm của chiến lược 'từ nông trại đến bàn ăn"

Nick Goetschalckx, luật sư thủy sản tại ClientEarth, lưu ý rằng quyền khai thác trong các vùng biển của EU đi kèm với nghĩa vụ kiểm soát, giám sát và thực thi quy tắc khai thác bền vững một cách hiệu quả.

"Công dân EU có quyền được biết các cơ quan chức năng của các quốc gia đang sử dụng tiền công quỹ như thế nào trong việc giám sát hiệu quả các nguồn tài nguyên quý giá của đại dương. ENVI MEPs đã đặt trách nhiệm giải trình về môi trường vào trung tâm của việc kiểm soát nghề cá, quy định bằng cách yêu cầu các nước EU cung cấp thông tin quan trọng về cách các hoạt động khai thác được giám sát công khai - Ủy ban nghề cá bây giờ cũng phải làm như vậy"

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục