Chợ thủy sản Xinfadi ở Bắc Kinh mở cửa trở lại

(vasep.com.vn) Chính quyền thành phố Bắc Kinh đã thông báo mở cửa trở lại theo từng giai đoạn đối với chợ thủy sản Xinfadi, nơi trước đây được cho là có liên quan đến bùng phát dịch COVID-19 do cá hồi NK.

Chợ thủy sản Xinfadi đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế khi bùng phát dịch COVID-19 có liên quan đến thớt cá hồi NK. Tuy nhiên sau đó, Cơ quan Thanh tra thực phẩm của Trung Quốc cho biết sau khi kiểm tra các mẫu từ thị trường, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy cá hồi NK nhiễm virus corona.

Gần 60% gian hàng mở cửa vào cuối tuần chỉ dành cho những người bán buôn, Zhou Xin Chun, Bí thư Quận Phong Đài, nơi Xinfadi đặt trụ sở cho biết. Chợ sẽ được khử trùng hàng ngày và đóng cửa một ngày trong tuần, với giai đoạn hai sẽ mở cửa trở lại vào tháng 9/2020.

Theo Zhou, thị trường đã được “chuyển đổi” với các khu vực riêng biệt dành cho thực phẩm chín và sống cũng như các khu vực “khô ráo” và “ẩm ướt” cụ thể, nơi có thể bán riêng thủy sản đông lạnh hoặc tươi sống.

Việc mở cửa trở lại chợ Xinfadi diễn ra khi các nhà chức trách ở Thâm Quyến thông báo rằng thịt gà đông lạnh NK từ Brazil được xét nghiệm dương tính với virus corona. Tuy nhiên, trái ngược với những cảnh báo của các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản sau khi bùng phát dịch tại Xinfadi, các báo cáo mới nhất của Trung Quốc về vấn đề corona virus liên quan đến thịt gà khá hạn chế.

Trung Quốc đã trải qua suy thoái kinh tế đáng kể do virus coronavirus, lần đầu tiên được công bố công khai sau khi bùng phát tại một chợ thủy sản ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Sự thay đổi trong giọng điệu từ Chính phủ Trung Quốc dường như là một nỗ lực để đảm bảo nguồn cung thực phẩm dồi dào hơn. Sau tháng 7/2020, giá thực phẩm trung bình tăng mạnh - tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2019, phần lớn là do giá thịt lợn tăng mạnh.

Gần đây, Trung Quốc đã phát hiện corona virus trên các bao bì bên ngoài của thủy sản NK ở Yên Đài, điều này đe dọa gây ra những thiệt hại lớn hơn. Các nhà chức trách ở Yên Đài, một trung tâm chế biến thủy sản lớn cho biết lô hàng NK được vận chuyển từ Đại Liên đã xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Các nhà chức trách ở Đại Liên đang tìm cách giảm bớt thiệt hại kinh tế có thể xảy ra đối với các nhà chế biến thủy sản địa phương bằng cách trợ cấp chi phí cho các biện pháp phòng ngừa và phát hiện coronavirus. Các công ty có thể yêu cầu một nửa chi phí cho các biện pháp kiểm tra và phòng ngừa, lên đến giới hạn 30.000 CNY (4.200 USD) cho mỗi công ty. Các công ty cũng đang được giảm giá điện, theo một thông tư của Quận Mới Jin Pu của thành phố, nơi có nhiều công ty chế biến thủy sản.

Chính quyền Quận cũng đang trợ cấp một nửa chi phí quảng cáo của các công ty thủy sản địa phương cho đến hết tháng 11/2020, lên đến 50.000 CNY (7.000 USD) cho mỗi công ty. Ngoài ra, một gói cho vay lãi suất thấp đã được ngân hàng quốc doanh địa phương cung cấp cho các doanh nghiệp.

Trong một tin tích cực hơn đối với các nhà cung cấp thủy sản và thịt, chuỗi nhà hàng Yum Holdings (điều hành KFC, Pizza Hut và Taco Bell tại Trung Quốc) cho biết họ sẽ kiên định với kế hoạch mở rộng quy mô vào năm 2020 và sẽ mở 800 nhà hàng mới ở Trung Quốc trong năm nay. Công ty đã mở 169 cửa hàng mới trong quý 2/2020, nâng tổng số cửa hàng lên 10.000 cửa hàng trên khắp Trung Quốc đại lục.

Yum, chuyên phục vụ cá tuyết trong các cửa hàng KFC thông thường của mình, cũng bổ sung các món ăn tốt cho sức khỏe - bao gồm cả salad cá hồi - vào một cửa hàng KFC hạng sang “lành mạnh” hướng đến giới trẻ thành thị. Công ty đã báo cáo rằng doanh số bán hàng trong quý 2/2020 bằng 96% so với doanh số ghi nhận trong quý 2/2019 (mặc dù số lượng cửa hàng trong năm nay lớn hơn), với doanh số bán hàng qua kênh giao hàng tận nhà tăng 36% so với quý 2/2019.

Trong khi đó, chuỗi siêu thị Spar của Hà Lan đã bổ sung thủy sản cao cấp và một nhà hàng vào chuỗi cửa hàng của mình ở Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông. Các món ăn địa phương được yêu thích như cá đù vàng nuôi và cua Hồ Nam có trong thực đơn tại cửa hàng trung tâm thương mại Xing He Cheng ở Đông Hoản, một trong những thành phố giàu có nhất Trung Quốc. Cửa hàng rộng 11.000 mét vuông là một trong 400 cửa hàng Spar ở Trung Quốc, nơi công ty đã phải vật lộn để nâng cao loại hình bán hàng cao cấp giúp thúc đẩy doanh thu của họ tại các thị trường châu Âu.

Các cửa hàng Spar ở Ireland thu nhập trung bình hàng năm ở mức 12.648 USD trên mỗi mét vuông, so với mức trung bình 2.005 USD trên mét vuông cho các cửa hàng của công ty ở Trung Quốc, theo dữ liệu do Spar cung cấp. Spar đã mở 6 cửa hàng ở Trung Quốc kể từ tháng 3/2020, tất cả đều thuộc sở hữu của các đối tác địa phương.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục