Cá bơn, cá haddock Trung Quốc vào Mỹ không được miễn thuế từ ngày 1/1/2021

(vasep.com.vn) Từ ngày 1/1/2021, ít nhất 10 mặt hàng thủy sản của Trung Quốc bao gồm cá haddock đông lạnh, phile cá bơn sole sẽ không được tiếp tục miễn thuế 25% do Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tính, một khoản chi phí mà các nhà nhập khẩu cho rằng sẽ được trả bởi người tiêu dùng Mỹ.

Chính quyền Trump sẽ nắm quyền đến ngày 20/1/2021 và không có dấu hiệu cho thấy họ sẽ gia hạn việc miễn trừ trong khi đó thuế quan có lẽ không phải là ưu tiên hàng đầu đối với chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden tại thời điểm này.

Có 4 công ty gồm Endeavour, Gorton’s, High Liner Foods và South Stream Seafoods, đã yêu cầu miễn thuế cho sản phẩm "phile cá haddock đông lạnh” (biểu thuế hài hòa (HTS) 0304725000) từ USTR trong năm 2019. Miễn trừ đã được chấp thuận vào ngày 17/12/2019, có hiệu lực trở về trước đến ngày 24/9/2018 và sau đó được gia hạn từ ngày hết hạn trước đó là ngày 7/8/2020, đến ngày 31/12/2020.

Theo NOAA, trong năm 2018 giá trị NK cá haddock ở mức 81,6 triệu USD. Sản phẩm này sau đó đã mất sự hấp dẫn do thuế quan. Trong 10 tháng đầu năm 2020, Mỹ chỉ NK 44,6 triệu USD phile đông lạnh cá haddock từ Trung Quốc.

Mặc dù Trump đã nhiều lần cho rằng họ đang trả giá trong cuộc chiến thương mại của mình, Clarke cho biết người tiêu dùng Mỹ đang là người phải trả tiền cho thuế quan.

Nhiều sản phẩm khác từ Trung Quốc cũng không được miễn thuế nữa, chẳng hạn như thịt cua Dungeness, tuy nhiên sản phẩm này không có doanh thu cao do đó sẽ không gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, một sản phẩm khác cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng là phile NSPF cá bơn sole đông lạnh (HTS 0304835015). Sản phẩm này có giá trị NK ở mức 44,8 triệu USD trong năm 2018 và có giá trị NK 26,6 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2020.

Cá bơn cá haddock Trung Quốc vào Mỹ không được miễn thuế từ ngày 112021

Cá bơn cá haddock Trung Quốc vào Mỹ không được miễn thuế từ ngày 112021

Các nhà NK thủy sản Mỹ đã trả 495,1 triệu USD tiền thuế

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đã bước sang tháng thứ 26 mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy liệu chính quyền của Tổng thống mới đắc cử Joe Biden sẽ hành động quyết liệt để chấm dứt thương chiến hay không. Việc Tổng thống đắc cử đề cử Katherine Tai đảm nhận vị trí người đứng đầu USTR là một dấu hiệu cho thấy Chính quyền mới có thể sẽ áp dụng các chiến lược thương mại cứng rắn tương tự.

Cuộc chiến thương mại đã gây thiệt hại cho ngành thủy sản với các mức thuế bổ sung cao lên tới 25% đối với nhiều mặt hàng thủy sản. Theo dữ liệu của NOAA, tính đến hết tháng 10/2020 (24 tháng sau thương chiến), các nhà NK thủy sản từ Trung Quốc vào Mỹ đã phải trả số tiền thuế lên tới 495,1 triệu USD, chỉ riêng trong 10 tháng đầu năm 2020 là 178,2 triệu USD. Số tiền này chưa tính đến thiệt hại kinh doanh do các nhà NK phải trả giá cao hơn nhưng thường người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh chịu.

Cá bơn cá haddock Trung Quốc vào Mỹ không được miễn thuế từ ngày 112021

Trong 10 tháng đầu năm 2020, Mỹ đã NK khoảng 338.576 tấn thủy sản Trung Quốc với giá trị 1,4 tỷ USD. Bất chấp đại dịch coronavirus, Mỹ vẫn thể NK tương đương năm 2019 với  430.415 tấn và giá trị 1,9 tỷ USD. Tuy nhiên, nước này khó có thể chạm tới mức NK 595.225 tấn với giá trị 2,9 tỷ USD của năm 2018.

Ngoài ra, Mỹ cũng phải trả một giá khác cho cuộc chiến thương mại khi khối lượng XK sang Trung Quốc giảm khi quốc gia châu Á này cũng áp dụng các biện pháp áp thuế trả đũa đối với thủy sản Mỹ. Trong 10 tháng đầu năm 2020, Mỹ đã XK 265.924 tấn thủy sản trị giá 657,1 triệu USD sang Trung Quốc, gần đạt mức XK 341.868 tấn với giá trị 891,3 triệu USD trong năm 2019.

Năm 2018, khi cuộc chiến thương mại bắt đầu, Mỹ XK sang Trung Quốc 384,932 tấn thủy sản với giá trị 1,2 tỷ USD. Đặc biệt, ngành tôm hùm của Mỹ đã bị thiệt hại nặng nề bởi cuộc thương chiến khi Canada, đối thủ chính của tôm hùm Mỹ tiếp tục được hưởng các mức thuế thấp hơn nhiều. XK tôm hùm của Mỹ sang Trung Quốc giảm xuống mức 4.520 tấn với giá trị 73,2 triệu USD trong 10 tháng đầu năm năm 2020, giảm mạnh so với mức kỳ vọng giống như năm 2018 khi Mỹ XK 8.635 tấn tôm hùm với giá trị 148,1 triệu USD sang Trung Quốc.

Ngành tôm hùm của Mỹ báo cáo chưa thấy XK loài thủy sản này sang Trung Quốc tăng theo những cam kết của “Thỏa thuận giai đoạn 1” đạt được trong tháng 1/2020. Theo đó, Trung Quốc cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa nông nghiệp, năng lượng và dịch vụ, bao gồm cả tôm hùm từ Mỹ, cao hơn mức của năm 2017 trong 2 năm tới.

Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc trong Thỏa thuận giai đoạn 1

Chính quyền Trump đã khuyến nghị chính quyền Biden tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc trong Thỏa thuận giai đoạn 1. Robert Lighthizer, người đứng đầu USTR, cho biết Bắc Kinh đã thực hiện một "công việc hợp lý" trong các phần của thỏa thuận.

Lighthizer cũng bảo vệ việc chính quyền Trump áp đặt thuế quan đơn phương đối với tổng trị giá 370 tỷ USD cho hàng hóa Trung Quốc. Thuế quan đã khiến các nhà NK Mỹ thiệt hại tổng cộng 71,6 tỷ USD kể từ năm 2018.

Lighthizer cho rằng, Trung Quốc đã chậm trễ trong các cam kết mua hàng của mình, một phần là do đại dịch. South China Morning Post cho biết, tính đến tháng 10/2020, việc mua hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc bằng khoảng 1/2 mức yêu cầu của thỏa thuận giai đoạn 1, tính theo tỷ lệ hàng năm, dựa trên một nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

Lighthizer khuyến nghị nên sử dụng quy trình giải quyết tranh chấp "để giải quyết các vấn đề cụ thể", đồng thời nói rằng USTR "chắc chắn sẽ giữ nguyên mức thuế.

Vào tháng 8/2020, Tổng thống đắc cử Biden cho rằng thỏa thuận giai đoạn 1 là một thỏa thuận "thất bại", nhưng vào tháng 12/2020, ông cho biết sẽ không có "bất kỳ động thái tức thời nào" để thay đổi thỏa thuận hoặc thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.

Lighthizer ghi nhận những nỗ lực của Trump trong việc thay đổi "cách mọi người nghĩ về Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế", khiến các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về việc phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Cá rô phi đông lạnh vẫn chịu thiệt hại nặng nề nhất

Cho đến nay, cá rô phi đông lạnh vẫn là mặt hàng thủy sản Trung Quốc bị đánh thuế cao nhất do cuộc chiến thương mại. Tính đến tháng 10/2020, Mỹ đã phải trả tổng cộng 135,6 triệu USD thuế quan, bao gồm 58,4 triệu USD trả trong 10 tháng đầu năm 2020 dù trong khoảng thời gian 4 tháng (từ tháng 4 – tháng 7/2020) các nhà NK được miễn thuế đối với cá rô phi có trọng lượng 115 gram hoặc nhỏ hơn.

Tuy nhiên, sản lượng cá rô phi Trung Quốc NK vào Mỹ không bị tác động đáng kể bởi thuế quan như một số loài khác. Mỹ đã NK 114.233 tấn cá rô phi Trung Quốc trị giá 295,3 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2020 và có xu hướng đạt tương đương với năm 2019.

Trong khi đó, theo dữ liệu của NOAA, giá trung bình cá rô phi Trung Quốc đã giảm kể từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu, từ mức 3,11 USD/kg vào tháng 9/2018 xuống 2,51 USD/kg vào tháng 10/2020.

Một loài khác NK từ Trung Quốc cũng gặp khó khăn do chiến tranh thương mại là mực, vì các nhà NK mực phải trả  thuế 50,3 triệu USD kể từ thời điểm chiến tranh thương mại xảy ra. Mỹ chỉ NK 15.895 tấn mực, trị giá 69,1 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2020 và sẽ không thể đạt mức như năm 2019 với 31.182 tấn và giá trị 142,7 triệu USD hoặc mức cao nhất trong năm 2018 với 46.200 tấn và giá trị 227,3 triệu USD.

Ngạc nhiên hơn khi Mỹ chỉ NK 9.489 tấn tôm Trung Quốc với giá trị 49,0 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2020 và chắc chắn cũng không thể đạt được mức NK 20.856 tấn với giá trị 106,3 triệu USD như  năm 2019 hay mức 50,845 tấn với giá trị 340 triệu USD NK năm 2018. Các nhà NK tôm của Mỹ đã phải trả 41,2 triệu USD thuế quan đối với sản phẩm tôm Trung Quốc.

Cá bơn cá haddock Trung Quốc vào Mỹ không được miễn thuế từ ngày 112021

Cá bơn cá haddock Trung Quốc vào Mỹ không được miễn thuế từ ngày 112021

(Theo undercurrentnews.com)

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục