Anh: Các siêu thị ngừng bán thủy sản tươi, chuyển sang sản phẩm đóng gói sẵn

(vasep.com.vn) Các nhà bán lẻ lớn của Anh đang đóng cửa các quầy thủy sản tươi, thịt và đồ nguội do nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi. Xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến hơn khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến tiện lợi nhiều hơn do đại dịch.

Sainsbury’s, chuỗi bán lẻ lớn thứ hai của Anh, đã thông báo sẽ đóng cửa vĩnh viễn nhiều quầy thịt và cá tươi và sẽ giảm 3.000 việc làm như một phần của động thái cắt giảm chi phí lớn. Công ty này cho biết việc đóng cửa là do “nhu cầu của khách hàng giảm”. Công ty sẽ hạ giá thực phẩm và tăng bán hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu.

Thay đổi thói quen

Các hãng bán lẻ khác như Tesco và Asda cũng làm tương tự. Trong năm 2019, Tesco, nhà bán lẻ lớn nhất của Anh, cho biết họ có kế hoạch đóng cửa các quầy bán cá, thịt và đồ nguội ở 90 cửa hàng và số còn lại sẽ hoạt động trong thời gian giảm. Trong tháng 3/2020, Tesco đã tạm thời đóng cửa tất cả các quầy.

Asda đã đề xuất thay thế các quầy thịt và thủy sản tươi sống bằng các suất ăn sẵn như sushi hoặc bánh nướng nóng tại 150 cửa hàng của mình. Trong số 4 nhà bán lẻ hàng đầu, chỉ riêng Morrisons quyết định đi ngược lại xu hướng này bằng cách thông báo sẽ đào tạo 500 học viên mới để trở thành những người bán thịt, thợ làm bánh và người kinh doanh thủy sản. Các quầy hàng vẫn là một phần trong mô hình kinh doanh của Morrisons. Theo BBC, trong tháng 5/2020, công ty đã mở các quán nướng bít tết và thủy sản trong các siêu thị của mình.

Bên cạnh các biện pháp cắt giảm chi phí, đại dịch đã thúc đẩy mọi người đặt hàng trực tuyến và mua thực phẩm đóng gói sẵn. Chuyên gia bán lẻ, Kate Hardcastle, cho biết quyết định của Sainsbury không chỉ là một dấu hiệu cho thấy thị trường bán lẻ khó khăn hiện tại mà còn cho thấy cách công ty thay đổi cách thức hoạt động để phục vụ người tiêu dùng.

Gần đây, Marks & Spenser (M&S), đã ghi nhận một khoản lỗ tài chính lần đầu tiên sau 94 năm – mức lỗ trước thuế là 87,6 triệu GBP (116 triệu USD) theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020. Năm 2019, công ty đạt mức lợi nhuận 160 triệu GBP (212,2 triệu USD). Tuy nhiên, điều đáng chú ý là số tiền mà họ kiếm được từ quan hệ đối tác với Ocado Retail bằng cách tung ra sản phẩm M&S Food trực tuyến vào tháng 9/2020. Theo Sky News, công ty đã thu được 38,8 triệu GBP (51,4 triệu USD) lợi nhuận ròng nhờ doanh số bán hàng tăng vọt 48% do nhu cầu giao hàng tăng cao này.

Thuận lợi và khó khăn của các quầy thực phẩm tươi

Cục Phát triển Nông nghiệp và Làm vườn (AHDB), cho biết người mua hàng ghé thăm quầy thực phẩm tươi vì họ cho rằng sản phẩm có chất lượng cao hơn và rất hữu ích khi họ tìm mua với số lượng cụ thể. Tuy nhiên, thực phẩm đóng gói sẵn và có thời hạn sử dụng sẽ thuận tiện, đáng giá hơn và cung cấp nhiều lựa chọn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ở những quốc gia khác ở châu Âu, doanh số bán lẻ cá ngừ, thủy sản và thực phẩm tươi sống khác đã được cải thiện. Đức đã tăng NK cá ngừ và thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2020 với việc số chi kỷ lục 2,4 tỷ EUR. Khối lượng NK của Đức tăng lên 236.665 triệu tấn. Cá ngừ được tiêu thụ nhiều thứ 3 ở Đức, chiếm 12,4% tổng lượng thủy sản tiêu thụ. Đầu năm nay, các siêu thị của Pháp như Carrefour hứa sẽ giữ cho các quầy thủy sản của họ mở cửa phục vụ hết mức có thể.

Bên cạnh việc thay đổi thói quen tiêu dùng, ngành bán lẻ của Anh cần xem xét các yếu tố quan trọng như Brexit, nền kinh tế suy yếu, và đồng bảng Anh so với đồng đô la Mỹ và đồng Euro. Nếu đồng bảng Anh giảm so với đồng đô la Mỹ, điều đó có nghĩa là cá ngừ đóng hộp sẽ trở nên đắt hơn. Tuy nhiên, việc giảm thuế NK đối với cá ngừ sau Brexit có thể có tác động tích cực đến doanh số bán hàng, nhưng sau đó rất có thể cá ngừ sẽ được bán dưới dạng tươi sống, đông lạnh hoặc đóng hộp.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục