Sản xuất

Phụ phẩm từ ngành nông nghiệp có giá trị rất lớn, nếu ứng dụng công nghệ xử lý sẽ tạo ra nhiều sản phẩm giá trị cao, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Dư địa chế biến sâu cho ngành này còn rất lớn và cần được nhà nước, doanh nghiệp quan tâm đầu tư

Các vấn đề từng khiến các doanh nghiệp thuỷ sản đau đầu từ nuôi, chăm sóc con giống đến logistics, bảo quản… có thể tìm được câu trả lời nhờ ứng dụng công nghệ số.

Tồn kho cao, lạm phát, nhu cầu tiêu thụ ở thị trường Mỹ giảm khiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường này sẽ khó khăn hơn trong giai đoạn cuối năm 2022. Các doanh nghiệp thủy sản chỉ có thể trông chờ vào thị trường Trung Quốc...

Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có 3.200 tàu cá, trong đó tàu khai thác xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên là 693 chiếc, chủ yếu là các tàu khai thác cá ngừ đại dương - nhóm tàu khai thác có hiệu quả kinh tế và đóng góp cho giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, tạo nhiều việc làm cho ngư dân, giảm áp lực khai thác ven bờ.

Theo ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Le Group, thủy sản Việt Nam có mặt ở hơn 160 quốc gia nhưng chủ yếu phân phối dưới thương hiệu của nhà nhập khẩu hoặc đơn vị bán lẻ.

Sáng nay 24-8, Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thủy Sản Việt Nam - Vietfish 2022 do Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - VASEP tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7 (TPHCM).

Thách thức lớn nhất cho ngành thủy sản Việt Nam là thiết lập được hệ cân bằng mới giữa khả năng cung ứng và nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường trọng điểm, giữa sản lượng và chất lượng theo các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe trên thế giới - ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuỷ sản chia sẻ tại khai mạc Hội chợ do Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức vào sáng 24/8.

Nhiều gian hàng tại Vietfish 2022 đông nghẹt khách đến thưởng thức thủy, hải sản ngon được chế biến từ các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu

Đạt kết quả kinh doanh khả quan trong quý II/2022 nhưng doanh nghiệp ngành thủy sản đang lo lắng trước diễn biến thị trường gặp khó khăn vào cuối năm.

Nửa đầu năm nay, ngành thủy sản ghi nhận nhiều kỷ lục về doanh số, xuất khẩu, tăng trưởng, tiêu thụ… Kết quả tích cực này được thể hiện phần nào trong bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản trên sàn chứng khoán.

Tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 23.700 ha đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản được ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2 - 5 lần so với phương thức sản xuất truyền thống.

Đồng Tháp- Sau một tháng thả nuôi, ông Lương Văn Mong, ở huyện Lấp Vò, xuất bán 800 kg cá linh non, giá 120.000 đồng mỗi kg, lãi 60 triệu đồng.

Tác động từ giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cộng với biến động tỷ giá trên thị trường thế giới đang khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn.

Mã vùng nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) được coi là “tấm vé thông hành” để thuỷ sản có thể tiêu thụ trong nước với giá trị cao. Tuy nhiên đến nay, việc cấp mã vùng NTTS tại Vân Đồn (Quảng Ninh) còn thấp.

Nuôi thủy sản dưới tán rừng nhận khoán, ngư dân Kiên Giang có sáng kiến thả thêm sò huyết, vừa đa dạng đối tượng nuôi lại tăng thu nhập trên cùng diện tích.