Những loại cá nào chứa ít thủy ngân được khuyên dùng?

Các loại cá và thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, nên ăn từ 2-3 lần/tuần: Cá cơm, cá đù Đại Tây Dương, cá bạc má Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cá vược đen, cá chim, cá da trơn, cá tuyết, cá bơn, cá Haddock- một loại cá tuyết, cá tuyết than, cá trích, cá đối, cá rô, cá hồi, cá mòi, cá ngừ. Ngoài ra còn có hàu, tôm hùm Mỹ, mực, sò điệp, cua.

Cá và thủy hải sản là những thực phẩm giàu protein, axit béo omega-3, và các chất dinh dưỡng bao gồm sắt, kali và vitamin B. Tuy nhiên hiện nay do ô nhiễm môi trường nước mà các loại thủy hải sản thường bị nhiễm thủy ngân độc hại. Trang Livestrong đã thống kê các loại cá, hải sản chứa nhiều thủy ngân và các loại chứa ít thủy ngân, để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn khi ăn.

Thông tin đăng tải trên Livestrong cho hay, Methylmercury-chất độc nhất trong số các hợp chất thủy ngân, được hình thành khi thủy ngân vô cơ hòa tan trong cả nước ngọt và nước biển. Những hợp chất này dính vào thực vật phù du, tảo đơn bào- chuỗi thức ăn của cá và các loại thủy hải sản.

Khi thủy hải sản, cụ thể là cá, ăn phải thực vật phù du này, thủy ngân sẽ bị "giữ" lại trong chúng. Và khi trở thành món ăn của con người, thủy ngân sẽ lại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của chúng ta.

Nghiên cứu mới đây của đại học Hawaii và Michigan cho biết, 80% methyl thủy ngân ở tầng nước mặt, nghĩa là tầng trên ấy, bị ánh sáng phá hủy. Do đó cá biển sống ở vùng "trên" này lại ít nhiễm thuỷ ngân.

Còn với các loại cá sống ở biển sâu, cá săn mồi và cá càng lớn, thì tích lũy thủy ngân càng nhiều. Nguyên nhân là do cá nhỏ ăn rong rêu (có thuỷ ngân), cá vừa ăn cá nhỏ, cá lớn lại ăn cá vừa, và cứ thế tích luỹ. Trong khoa học gọi hiện tượng này là tích luỹ sinh học (biomagnification).

Dựa theo những điều trên, Livestrong đã chỉ ra các loại cá và thủy hải sản khác có hàm lượng thủy ngân thấp, nên ăn từ 2-3 lần/tuần.

Cụ thể: Cá cơm, cá đù Đại Tây Dương, cá bạc má Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cá vược đen, cá chim, cá da trơn, cá tuyết, cá bơn, cá Haddock- một loại cá tuyết, cá tuyết than, cá trích, cá đối, cá rô, cá hồi, cá mòi, cá ngừ. Ngoài ra còn có hàu, tôm hùm Mỹ, mực, sò điệp, cua.

Thủy sản có mức độ thủy ngân vừa phải, nên ăn 1 lần/tuần, gồm có: Cá trâu, cá chép, cá mú, cá chim lớn, cá mục heo, cá chày, cá rô đại dương, cá than, cá tù, cá hồng, cá thu Tây Ban Nha, cá ngừ trắng, cá ngừ vây vàng, cá vược...

Những loại cá trên cũng được FDA, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, phổ biến danh mục 36 loại hải sản trong danh sách lựa chọn tốt nhất vào đầu tháng 7 vừa qua. Đơn cử như cá hồi (tự nhiên), tôm, cá tuyết, cá ngừ đóng hộp, cá rô phi, các loại cá da trơn, cá bơn, cua, nghêu…

Theo FDA, cá hồi xanh được xếp và danh sách cá ít thủy ngân và nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: Internet

Trong đó, FDA chỉ ra có 19 loại cá có giá trị dinh dưỡng cao bao gồm: cá hồi xanh, cá bơn, cá nuc, cá mú, cá nhám, cá đá, cá hồng và cá vược sọc (đại dương)…

Về loại cá có thể có hàm lượng thủy ngân cao, FDA cảnh báo 7 loại: cá thu Đại tây dương, cá maclin, cá cam, cá mập, cá kiếm, cá ngói (Vịnh Mexico) và cá ngừ mắt to. 

Ngoài ra FDA cũng lưu ý một số cá như cá chép, cá trê, cá hồi và cá rô, do các gia đình bắt được, có thể chứa một lượng thủy ngân hoặc các chất gây ô nhiễm. Với các loại cá này, cần có sự kiểm tra của các cơ quan chức năng tại địa phương và hết sức thận trọng khi sử dụng nếu không có những thông tin chính thức.

Theo báo Pháp luật

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục