Thông tin từ dự án “Phát triển toàn diện và bền vững chuỗi giá trị nghêu và tre ở Việt Nam” cho thấy, nghêu là 1 trong 4 mặt hàng xuất khẩu chính của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam với doanh thu hàng năm là 200 triệu USD. Do đó, chuỗi giá trị nghêu cần được tổ chức tốt hơn, công bằng hơn và mang lại lợi ích cho người thu nhập thấp.

Với lợi thế có bờ biển dài hơn 100 km, gần chục năm qua, nghề sản xuất giống và nuôi thủy hải sản thương phẩm có giá trị cao như tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương… tại các xã ven biển của tỉnh Ninh Thuận phát triển khá nhanh. Chuyện nông dân có lãi tiền tỷ mỗi năm là bình thường.

Ngành khai thác thủy sản Khánh Hòa hướng tới phát triển nghề khai thác xa bờ, giảm dần khai thác gần bờ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững.

Một số doanh nghiệp đang thả nuôi cá lồng, bè trên vùng biển Phú Quốc, Kiên Lương (Kiên Giang) mang lại hiệu quả cao, mở ra triển vọng phát triển nghề nuôi biển xa bờ quy mô lớn bằng công nghệ hiện đại.

Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, qua thời gian triển khai hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh – Movimar đã cho những kết quả tích cực trong hỗ trợ ngư dân bám biển cũng như tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về tàu cá. Dù vậy, trên thực tế, vẫn còn một số tồn tại cần triển khai tháo gỡ.

2.400 con cá giống, hải sâm đã được thả xuống vịnh Nha Trang để tái tạo nguồn lợi thủy sản giúp các loài sinh vật biển phát triển bền vững, ổn định trong khu vực.

(vasep.com.vn) Ba tháng đầu năm 2018, EU tiếp tục là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam. Giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU trong giai đoạn này đạt 17,3 triệu USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân có thể là do tác động từ việc EU giơ thẻ vàng đối với thủy sản XK của Việt Nam.

(vasep.com.vn) Pháp là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam trong khối EU, chiếm 1,6% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang các thị trường trong 3 tháng đầu năm 2018. Sau sự tăng trưởng mạnh trong năm 2017, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Pháp trong năm 2018 có xu hướng giảm.

TMC (Thami Shipping and Airfreight Corp.) là công ty Forwarder chuyên vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Được thành lập từ năm 1998, TMC đã không ngừng phát triển và trở thành cầu nối tin cậy và vững chắc giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam với các hãng tàu, hãng hàng không lớn trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, đến nay Việt Nam đã lắp đặt được 3.000 thiết bị công nghệ vệ tinh.

(vasep.com.vn) Nga là 1 trong 9 thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, đang có tốc độ tăng trưởng NK ấn tượng. Liên tục từ đầu năm nay, XK mực bạch tuộc của Việt Nam sang đây tăng liên tục. Ba tháng đầu năm 2018, giá trị XK mực bạch tuộc của Việt Nam sang đây đạt 1 triệu USD, tăng 889% so với cùng kỳ năm 2017.

(vasep.com.vn) Bạch tuộc phổ biến (Octopus vulgaris) NK vào Nhật Bản từ châu Phi trong tháng 4/2018 tăng 70% so với năm 2017 do vụ xuân ở Morocco có sản lượng khai thác thấp và tiêu thụ tăng ở Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.

(vasep.com.vn) Jose Miguel Barros, Giám đốc thương mại tại Orizon và Chủ tịch Hiệp hội ngành công nghiệp Chile Patagonia Mussel cho biết, sản lượng vẹm Chile dự kiến sẽ giảm khoảng 10% trong năm 2018, sau khi đạt mức cao kỷ lục khoảng 330.000 tấn (với khoảng 76.000 tấn thành phẩm) vào năm 2017.

(vasep.com.vn) Quý I năm nay, XK mực bạch tuộc của Việt Nam tăng liên tục so với cùng kỳ. Giá trị XK nhóm sản phẩm này tính từ đầu năm tới hết tháng 3/2018 đạt 127 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2017.

Nếu cách đây 1 tháng mực xà tươi chỉ có giá 19.000 đồng/kg thì hiện nay đã tăng lên đến hơn 29.000 đồng/kg.


  • Ảnh bìa báo cáo hải sản