(vasep.com.vn) Nhật Bản là nước NK mực, bạch tuộc đứng đầu thế giới, chiếm hơn 17% tổng giá trị NK mực, bạch tuộc của toàn thế giới. NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản từ 2017 đến nay có xu hướng giảm so với giai đoạn 2013-2016 do nguồn cung mực, bạch tuộc nguyên liệu ngày càng giảm và giá NK tăng.

Vụ cá Bắc năm 2018-2019 là thời điểm triển khai thực hiện nhiều quy định của Luật Thủy sản 2017. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố cần chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện tuyên truyền phổ biến Luật Thủy sản 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Thủy sản tại địa phương.

Khai thác xa bờ là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển của ngành thủy sản. Hiện nay sản lượng thủy sản của nước ta chiếm khoảng 6,56 triệu tấn (trong đó khai thác 3,03 triệu tấn; thủy sản nuôi trồng 3,53 triệu tấn). Mặc dù tỷ lệ sản lượng cao, nhưng tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch là rất lớn, đặc biệt trong khai thác thủy sản. Trước tình hình đó, Thạc sỹ Nguyễn Văn Luân, Trung tâm Phát triển Công nghệ cao-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng với nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu thành công “máy làm đá tuyết từ nước biển phục vụ bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ”, giúp người dân có được hiệu quả kinh tế cao trong mỗi chuyến đi biển.

(vasep.com.vn) Tháng 11/2018, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng cao hơn tháng trước đó. Giá trị XK trong tháng 11/2018 đạt hơn 64,8 triệu USD, tăng 25,5% so với tháng 11/2017, nâng tổng giá trị trong 11 tháng đầu năm nay lên 606,7 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Để tránh thất thoát thủy sản sau khai thác, tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều giải pháp như tổ chức khai thác đúng quy trình và kỹ thuật trước khi bảo quản, khuyến khích chủ tàu cải tạo hầm bảo quản, xây dựng mô hình chuỗi liên kết… để sản phẩm có chất lượng phục vụ XK.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39% tổng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Trong 3 năm trở lại đây, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc từ Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định.

Những ngày qua, ngư dân vùng biển Cửa Sót (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) liên tục trúng đậm cá trích, cá cơm, cá bạc má trái vụ, thu về hàng triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Từ đầu năm đến nay, ngư dân trong tỉnh Bạc Liêu đã khai thác, đánh bắt 108.778 tấn thủy sản, ước tính đến cuối năm 2018 đạt trên 115.000 tấn. Trong đó, nhiều nghề khai thác ổn định và cho lợi nhuận khá cao, từ hàng chục đến hàng trăm triệu cho mỗi chuyến đi biển.

Khánh Hòa là thủ phủ nuôi trồng thủy sản (NTTS) khu vực Nam Trung bộ, nhất là nghề nuôi biển. Tuy nhiên, cần có những giải pháp và định hướng cụ thể để nghề này phát triển bền vững.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện địa phương này có 4.722 tàu cá đăng ký, với tổng công suất 671.312 CV, trong đó, 3.478 tàu có công suất từ 20 CV trở lên. Để ngành khai thác biển phát triển bền vững, tỉnh Cà Mau đang quyết tâm hiện đại hóa đội tàu này.

Theo quy định, những tàu cá có công suất dưới 20CV sẽ bị cấm không cho khai thác tại vùng biển ven bờ. Tuy nhiên, các trường hợp này đều có hoàn cảnh nghèo khó, không đất sản xuất, buộc họ phải bám víu vào biển để mưu sinh.

(vasep.com.vn) Từ đầu năm 2018 đến nay, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Italy giảm liên tục. Giá trị XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam sang Italy chỉ dao động ở mức 2,7 – 4,1 triệu USD. Italy vẫn đang là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, chiếm 49% tổng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU.

Xã Kim Trung (Kim Sơn, Ninh Bình) mấy năm gần đây được các hộ nuôi hàu tìm đến như địa chỉ tin cậy do chất lượng hàu giống của xã rất tốt. Mặc dù mới 3 năm phát triển nghề nuôi hàu giống nhưng loại con nuôi này đã đem lại doanh thu đáng kể cho mỗi hộ nuôi. Hiện nay, chính quyền địa phương đang quy hoạch mở rộng diện tích nuôi từ 26,18 ha lên 70 ha và quan tâm xây dựng thương hiệu hàu giống Kim Trung nhằm giúp bà con yên tâm đầu tư vào giống thủy sản này.

Ngoài 3.700 tàu cá có công suất lớn từ 90CV trở lên chuyên đánh bắt khơi xa, tỉnh Bình Định còn có khoảng 2.500 tàu cá khác chuyên đánh bắt từ vùng lộng trở vào ven bờ. Trong khi đó, nguồn lợi thủy ven ở vùng lộng và ven bờ ngày càng cạn kiệt.

Quảng Bình có lợi thế phát triển nghề khai thác xa bờ với các đối tượng thủy hải sản có giá trị xuất khẩu cao. Thời gian qua, các doanh nghiệp trong tỉnh đã nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất, đồng thời, xây dựng và phát triển hiệu quả mô hình chuỗi liên kết trực tiếp từ ngư dân nhằm tạo ra nguồn cung ứng bền vững các sản phẩm thủy hải sản phục vụ cho hoạt động xuất khẩu…


  • Ảnh bìa báo cáo hải sản