Xuất khẩu mực tươi, đông lạnh sang Pháp giảm

(vasep.com.vn) Pháp là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam trong khối EU, chiếm 1,6% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang các thị trường trong 3 tháng đầu năm 2018. Sau sự tăng trưởng mạnh trong năm 2017, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Pháp trong năm 2018 có xu hướng giảm.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2018, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Pháp chỉ đạt gần 2 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân là do XK mực tươi sống và đông lạnh của Việt Nam sang thị trường này giảm. 

SẢN PHẨM MỰC, BẠCH TUỘC CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG PHÁP

Sản phẩm

T1-3/2018

T1-3/2017

Tăng giảm (%)

Mực (1)

1.955.667

2.140.856

-8,7

Trong đó:  - Mực chế biến khác (thuộc mã HS16)

51.252

52.166

-1,8

                 - Mực khô, nướng, (thuộc mã HS03)

0

0

 

                 - Mực sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03)

1.904.415

2.088.689

-8,8

Bạch tuộc (2)

29.104

0

 

Trong đó: - Bạch tuộc chế biến (thuộc mã HS16)

0

0

 

                 - Bạch tuộc khô/muối/sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03)   

29.104

 

 

Tổng XK mực, bạch tuộc (1 + 2)

1.984.771

2.140.856

-7,3

Pháp là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 trên thế giới, chiếm 3,3% tổng giá trị NK mặt hàng này của toàn thế giới. Trong 5 năm gần đây (2013-2017), NK mực, bạch tuộc của nước này tăng giảm liên tục. Năm 2017, NK mặt hàng này của Pháp chỉ đạt gần 69 triệu USD, giảm 43% so với năm 2016. Những năm gần đây, sản lượng khai thác mực, bạch tuộc của thế giới ngày càng giảm, dẫn tới giá mặt hàng này tăng mạnh. Điều này đã khiến các thị trường tiêu thụ chính mặt hàng này trên thế giới hầu như đều giảm NK.

Năm 2017, Pháp NK chủ yếu mực, bạch tuộc từ các nước trong nội khối EU. Cụ Thể, Tây Ban Nha chiếm 68%, Italy chiếm 10,7%, Đức chiếm 3,1%, Hà Lan chiếm 2,5% và Bồ Đào Nha chiếm 2,4%. Hai nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất ngoài khối EU cho thị trường Pháp là Peru và Việt Nam, chiếm tỷ trọng lần lượt là 2,2% và 1,2%.

NK mực, bạch tuộc của Pháp từ các nước năm 2017 đều giảm so với năm 2016, trừ Italy và Đức.

Hai sản phẩm chính NK vào Pháp trong 5 năm trở lại đây là mực chế biến (mã HS160554) và mực đông lạnh/khô/hun khói (mã HS030749). Trong đó, tỷ trọng NK mực chế biến của Pháp ngày càng tăng, trái lại NK mực mực đông lạnh/khô/hun khói ngày càng giảm. Năm 2017, NK mực chế biến của Pháp đạt 37 triệu USD, tăng 25% so với năm 2016. Còn NK mực mực đông lạnh/khô/hun khói đạt 17 triệu USD, giảm 64%.

Như vậy, với kết quả XK trong quý 1/2018, nhiều chuyên gia nhận định, việc Việt Nam bị cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã ảnh hưởng tới XK hải sản của Việt Nam sang các nước trong khối EU.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục