(vasep.com.vn) Châu Âu chiếm 11% tổng NK cua thế giới với các sản phẩm cua dưới dạng đông lạnh hoặc tươi. Cua NK từ bên ngoài châu Âu chủ yếu là cua tuyết, cua huỳnh đế đỏ, ghẹ xanh. Nhu cầu các sản phẩm cua chế biến cũng khá ổn định ở châu Âu.
42% cua NK vào EU là cua đông lạnh, 37,9% là cua tươi, sống hoặc ướp lạnh. Giao dịch thương mại cua ở châu Âu khá ổn định với các nước NK chính như Pháp, Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha. Châu Âu cũng có nhu cầu ổn định đối với cua chế biến vì người châu Âu tìm kiếm sản phẩm giá rẻ và có cách chế biến tiện lợi.
Châu Âu NK nhiều hơn các sản phẩm cua sản xuất tại châu Âu. Thứ nhất là nhờ chất lượng tươi ngon. Thứ hai là do cua sản xuất ở châu Âu sẽ không phải vận chuyển xa, nên có giá thấp hơn cua NK từ các nước không phải châu Âu.
Cua đông lạnh là sản phẩm được NK nhiều nhất vào châu Âu, tiếp đó là cua tươi, sống, ướp lạnh (chủ yếu là cua sống).
Pháp là thị trường NK cua lớn nhất châu Âu. Đối với các sản phẩm chế biến, Pháp chiếm 33% tổng NK của châu Âu. Đối với các sản phẩm đông lạnh, Pháp là nước NK lớn thứ hai. Cua đông lạnh được dụng cho các nhà hàng cao cấp.
Tây Ban Nha đứng đầu châu Âu về NK cua đông lạnh vì các nhà NK nước này ưa chuộng các sản phẩm này vì thời hạn sử dụng lâu. Các nguồn cung chính gồm Anh, Namibia, Ireland và Bồ Đào Nha. Nhu cầu cua tươi của Tây Ban Nha, chủ yếu là cua tuyết và cua nâu thường tăng vào cuối năm khi các dịp nghỉ lễ đến gần. Cua chế biến không phổ biến nhiều ở Tây Ban Nha.
Người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng sản phẩm cua minh bạch nguồn gốc xuất xứ và được khai thác bền vững. Bên cạnh đó, họ ưu tiên sử dụng sản phẩm dễ chế biến và dễ ăn. Cua thường khó ăn vì vỏ cứng và nhiều chân. Các nhà sản xuất từ các nước đang phát triển có thể phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng như bánh trộn cua, thịt cua, hoặc càng cua sửa dụng cho các bữa tiệc cocktail...