Nguyên liệu

Thực hiện chương trình giám sát nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (NT2MV), các địa phương ven biển đã tích cực thực hiện các tiêu chí kiểm soát môi trường, quy trình kỹ thuật nuôi và thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Cà Mau là thủ phủ cua của miền Tây. Mỗi năm, tỉnh này cung cấp ra thị trường khoảng 20.000 tấn/năm. Trong khi một số mặt hàng thuỷ sản khác đang rớt giá do xuất khẩu sang Trung Quốc đang gặp khó nhưng giá sản phẩm này hiện vẫn ở mức cao.

Theo dự thảo Chương trình, đến năm 2025, có 30% tàu cá vùng khơi sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác và bảo quản sản phẩm...

Cùng với phát triển đội tàu cá công suất lớn khai thác hải sản xa bờ, thời gian qua, các địa phương ven biển trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư tàu dịch vụ hậu cần nghề cá.

Giá xăng dầu vẫn ở mức cao trong những tháng cuối năm đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, trong đó có nghề khai thác biển.

Để giúp doanh nghiệp, đối tác và khách hàng nắm bắt nhanh và đầy đủ toàn bộ bức tranh, năng lực về sản xuất - xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong chuỗi thời gian 5 năm (2016-2020) chỉ bằng một ấn phẩm nhỏ gọn, tiện lợi, VPHH VASEP tổng hợp, phát hành Poster “Toàn cảnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2016-2020”.

Để sản xuất thủy sản “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong thời gian tới, Bình Thuận sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân, doanh nghiệp thu mua, chế biến thực hiện các quy định về an toàn phòng chống dịch trong hoạt động sản xuất. Đồng thời, nắm chắc nguồn cung hải sản và tổ chức tốt các kênh phân phối, tiêu thụ hải sản, không để ùn ứ, ách tắc,…

Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là một trong những giải pháp quan trọng để quản lý tàu cá được Ủy ban châu Âu (EC) khuyến nghị Việt Nam trong nỗ lực khắc phục “Thẻ vàng”. Nhưng nhiều tàu cá vẫn cố tình ngắt thiết bị giám sát, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý.

Để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, tỉnh Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh triển khai các giải pháp duy trì hoạt động khai thác thủy sản thích ứng an toàn với phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới nhằm góp phần ổn định kinh tế, tạo sự an tâm cho ngư dân.

Thời gian vừa qua, dịch COVID-19 đã tác động lớn đến hoạt động khai thác thủy sản, buộc nhiều tàu cá phải nằm bờ, số lao động khai thác trực tiếp có xu hướng giảm,…Chính vì vậy, để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong năm, thời điểm hiện nay, việc xác định các giải pháp để thích ứng an toàn với tình hình mới, vừa phòng chống dịch, vừa sản xuất hiệu quả đang là bài toán đặt ra cho lĩnh vực này.

Ngay khi tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn được kiểm soát, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân được khôi phục trở lại. Sau nhiều ngày vươn khơi, nhiều tàu thuyền đã về bờ mang theo hàng tấn hải sản trong niềm vui của ngư dân.

Hơn 2 tháng qua, dịch Covid - 19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, 2 địa phương nghề cá lớn là thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết đã giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Một số địa phương vùng biển khác có ca nhiễm cũng tạm dừng hoạt động khai thác của tàu cá, dẫn đến việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ hải sản trong tỉnh bị ảnh hưởng đáng kể. Trước tình hình đó, ngành chức năng đã có những giải pháp cụ thể để “gỡ khó”, giải phóng nguồn hàng thủy sản tồn đọng.

Từ đầu năm đến hết tháng 8-2021, tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trong toàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 85.000 tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 75.200 tấn, tăng 0,4%; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt hơn 9.800 tấn, tăng 2,1%.

Sau một tuần "mở cửa biển" cho tàu cá ra khơi, đã có hàng trăm tàu thuyền ở TP.Phan Thiết (Bình Thuận) ra biển đánh bắt mùa cá nam.

Ngư dân phường Mũi Né, TP Phan Thiết mấy hôm nay liên tục trúng bạch tuộc, mỗi ghe đánh được hơn 100 kg mỗi ngày.