Nguyên liệu

Ở tỉnh Thái Bình, ngao là đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản với diện tích đạt trên 3.000ha/năm, sản lượng ngao thu hoạch trên 115.000 tấn/năm, chiếm 50% sản lượng ngao toàn quốc.

Liên quan hoạt động nuôi trồng ngao của người dân ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) bị ảnh hưởng vì không có nguồn cát mặn phục vụ cải tạo đầm, bãi mà Báo Lao Động đã phản ánh, mới đây, UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản lấy ý kiến tham mưu của các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan - nhằm tập trung tháo gỡ vướng mắc, tìm giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho vấn đề này.

(vasep.com.vn) Sáng 10/8/2021, WB và VASEP đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU): Trường hợp Việt Nam” - với mong muốn chia sẻ kết quả nghiên cứu, phân tích tác động của thẻ vàng IUU với thương mại, XK thuỷ sản Việt Nam và ảnh hưởng đối với ngành thủy sản, kinh tế và uy tín quốc gia nếu bị EU phạt thẻ đỏ.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre Nguyễn Văn Buội cho biết: Qua khảo sát nắm thông tin thực tế các tổ chức, cá nhân tại những vùng nuôi tôm nước lợ tập trung trên địa bàn tỉnh, một số hộ nuôi tôm có tâm lý lo lắng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, nhiều hộ nuôi sò huyết nôn nóng thu hoạch trong khi sò chưa đạt cỡ lớn.

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, Bộ NN&PTNT đã đề xuất bổ sung quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá.

Cần có cơ chế để mặt hàng hải sản tiếp cận tốt hơn với thị trường TP HCM trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thị trường xuất khẩu bấp bênh, trong khi đó giá xăng dầu lên, hoạt động du lịch, nhà hàng cũng tạm dừng, dẫn đến sức mua nội địa giảm. Tuy nhiên, đa số các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vẫn nỗ lực vươn khơi để kiếm thêm thu nhập trong vụ cá nam.

Trong bối cảnh tiêu thụ hải sản gặp khó do dịch Covid-19, nhiều cơ sở thu mua hải sản tại Bình Thuận đang nỗ lực tìm kiếm đầu ra để duy trì sản xuất, cũng như góp phần tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân.

Bạc Liêu đang đẩy mạnh các giải pháp khai thác và đánh bắt thủy sản hiệu quả, an toàn để phấn đấu đến năm 2025 đạt tổng sản lượng thủy sản khai thác biển và nội địa 150.000 tấn.

Tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025, số lượng lồng nuôi biển là 7.500 lồng; trong đó, nuôi cá lồng truyền thống 4.700 lồng, nuôi cá lồng công nghệ cao 1.900 lồng, còn lại nuôi thủy sản khác.

Các địa phương cần xây dựng và phát triển các vùng nuôi tập trung, chuyển từ phương thức nuôi truyền thống sang nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng trong 6 tháng đầu năm nay nền kinh tế của Bình Định có mức tăng trưởng ngoạn mục, trong đó có đóng góp của ngành nông nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhờ thời tiết thuận lợi nên sản lượng khai thác hải sản tại Phú Quý (Bình Thuận) đạt khá và tiếp tục tăng so với cùng kỳ.

Nhờ tình hình thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác biển nên đa số các tàu có công suất lớn, nhất là các phương tiện đánh bắt biển xa, nghề lưới tại huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) đều trúng mùa, sản lượng tăng khá, ngư dân phấn khởi. Từ đầu năm đến nay, huyện Gò Công Đông đã khai thác được trên 30.000 tấn hải sản các loại đáp ứng thị trường trong nước và chế biến xuất khẩu, tăng hơn 1.150 tấn so với cùng kỳ năm trước và đạt hơn 50% chỉ tiêu cả năm. Năm 2021, huyện đặt mục tiêu khai thác trên 60.000 tấn hải sản các loại.

Đây là một trong những nội dung trong Kế hoạch giám sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên địa bàn vừa được UBND huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) ban hành.