Nguyên liệu

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi, cùng với giá xăng dầu giảm đã khuyến khích ngư dân vươn khơi, bám biển. Nhờ đó, sản lượng thủy sản của ngư dân khai thác đạt hơn 57.840 tấn, tăng 0,45% so với 7 tháng năm 2019.

Ngày 11/8, tại xã Kim Đông, Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị trình diễn, nghiệm thu mô hình "Nuôi cua biển thương phẩm sử dụng chế phẩm sinh học". Tham dự có đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính, huyện Kim Sơn, xã Kim Đông và một số hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Để cộng đồng ngư dân nâng cao ý thức, trách nhiệm và chấp hành tốt quy định về lĩnh vực thủy sản, Ban quản lý Cảng cá Nghệ An chú trọng công tác tuyên truyền và triển khai với nhiều hình thức phong phú tại 4 Cảng cá: Cửa Hội, Lạch Vạn, Lạch Quèn và Quỳnh Phương.

Từ đầu năm đến nay, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trên địa bàn TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) đạt 7.500 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác 6.000 tấn, giảm 17,8% so cùng kỳ năm 2019 do ngư trường cạn kiệt nguồn lợi và phương tiện khai thác giảm. Sản lượng nuôi trồng đạt 1.500 tấn, giảm 11,8% so cùng kỳ do thời tiết nắng nóng kéo dài và tình hình tiêu thụ khó khăn. Số lượng lồng bè nuôi tôm hùm hiện có khoảng 35.000 lồng, giảm 14,6% so với năm 2019. Người dân tạm ngưng thả nuôi vì sản phẩm khó tiêu thụ, con giống khan hiếm, giá cao nên hạn chế đóng mới lồng bè.

Mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm đang giúp nhiều nông hộ ở Cà Mau vươn lên khá giả. Với lợi nhuận mỗi năm đạt khoảng 100 triệu/ha.

Tại hội nghị các diễn giả, nhà khoa học, cơ quan chức năng đã thảo luận tìm ra các giải pháp công nghệ sản xuất nghêu giống bền vững.

Trong phát triển nuôi trồng thủy sản của Kiên Giang, lĩnh vực nuôi nhuyễn thể đã và đang giúp cho một bộ phận cư dân vùng ven biển tỉnh này giảm nghèo, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu.

Các chủ tàu cá ở Phú Yên đã tự giác trong việc ghi nhật ký, đăng ký, trình báo nguồn gốc đánh bắt các loại hải sản theo quy định.

Rào cản khiến ngư dân khó đầu tư công nghệ khai thác thủy sản xa bờ chính là nguồn vốn. Thực tế cho thấy rất cần các chính sách hỗ trợ ngư dân.

Chương trình giống giai đoạn 2021 - 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt sẽ bổ sung nguồn lực nhằm cải thiện tiến bộ về giống cho ngành thủy sản, nhất là giống nuôi biển.

Gần đây, sản lượng đánh bắt của ngư dân Bình Định đạt thấp, ngoài việc do biển vắng cá, lao động không chuyên cũng là nguyên nhân giảm hiệu suất đánh bắt.

Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 và thời tiết nắng nóng, vụ mùa qua HTX Nuôi nghêu Đồng Tiến (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) đã phải chịu thiệt hại khoảng 18 tỷ đồng. Để phục hồi sản xuất, khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát, HTX đã cho xuống giống ngay vụ nghêu mới.

Chấp hành các quy định của Luật Thủy sản về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GPS), Nghệ An đã có nhiều nỗ lực vận động các chủ tàu cá lắp đặt để vươn khơi bám biển đánh bắt hải sản theo quy định.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và PTNT), tổng sản lượng thủy sản khai thác quý I năm 2020 đạt 841 nghìn tấn, (tăng 1,9% so với cùng kỳ), trong đó khai thác hải sản đạt 806 nghìn tấn (tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019. Sản lượng khai thác cá nổi nhỏ (cá trích, cá cơm, cá nục…) tăng khá, chủ yếu xuất hiện nhiều ở ven biển Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Sản lượng cá ngừ đại dương trong quý I năm 2020 đạt 25.160 tấn, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngày 3/6, Chi cục Thuỷ Sản – Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Đà Nẵng cho biết, 526 tàu cá tại Đà Nẵng đã thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) theo quy định.