Nguyên liệu

Từ những tín hiệu tích cực của vụ cá Nam, Hà Tĩnh tiếp tục khuyến khích ngư dân vươn khơi, bám biển phấn đấu sản lượng khai thác hải sản đạt trên 16.400 tấn, trị giá khoảng 600 tỷ đồng trong vụ cá Bắc năm 2020 - 2021.

Khu neo đậu An Hòa và Cảng cá Tam Quang hoàn thành sẽ thuận lợi cho việc kiểm soát tàu ra vào cảng đồng thời dễ dàng truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Cảng cá có thể tiếp nhận loại tàu cá lớn nhất cập cảng 28,6m. Cảng có 2 bến dành cho tàu đến 500 CV dài 80 m và 90 CV dài 180 m.

Các sản phẩm OCOP, hải sản ở Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) được nuôi trồng quy mô lớn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Nỗ lực tìm giải pháp cho đầu ra, thúc đẩy mạnh mẽ xúc tiến thương mại (XTTM) đang được coi là một trong những cứu cánh hiệu quả.

Để gỡ thẻ vàng EC, Luật Thủy sản quy định các tàu cá khai thác ngoài khơi phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không thực hiện, việc ra khơi hay bán cá sẽ gặp nhiều trở ngại

Nếu như trước đây, việc giám sát tàu cá chỉ thuộc quản lý của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), thì thời gian tới đây, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cũng sẽ được cấp quyền khai thác phần mềm để thực hiện công tác này.

Sáng 03/11, tại UBND phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Chi cục Thủy sản Bình Định phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ Bình Định tổ chức tập huấn cho ngư dân các xã/phường ven biển trên địa bàn tỉnh về các qui định đảm bảo an toàn tàu cá và tham gia khai thác thủy sản trên biển.

Do ảnh hưởng mùa mưa bão, khai thác hải sản xa bờ không thuận lợi, trong khi đó giá cả bấp bênh nên nhiều ngư dân không có lãi, thậm chí còn lỗ phí tổn. Ngành Nông nghiệp Phú Yên đang triển khai nhiều giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, giúp ngư dân yên tâm bám biển làm ăn.

Đá sệt đã áp dụng nhiều trên tàu cá ở các nước có nghề cá phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước. Hiệu quả của công nghệ đá sệt đã được minh chứng trên thế giới và kiểm chứng ở Việt Nam trong những năm qua. Đá sệt tạo ra từ nước biển, chủ động trên biển, nhiệt độ thấp dưới 0 oC mà không kết tính khối cứng, phù hợp cho quy mô, điều kiện sản xuất của nghề cá ở Việt Nam. Áp dụng đá sệt bảo quản trên biển sẽ giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng cá và chất lượng đội tàu khai thác xa bờ tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm xuất khẩu.

Sứa biển Cô Tô là mặt hàng xuất khẩu đem lại thu nhập cao, công việc cho hàng trăm lao động ở Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh). Thế nhưng nay vựa "vàng trắng" ở Cô Tô này đang gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Từ sau bão số 6 đến nay, vùng biển gần bờ xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt đạt khá.

Bộ NNPTNT hiện đang xây dựng chiến lược nuôi biển đến năm 2030, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có từ 2-3 triệu tấn hải sản nuôi biển.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, tính đến hết tháng 9, nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi, các chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản được triển khai kịp thời nên ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển sản xuất. Kết quả, ngư dân toàn tỉnh đã khai thác được hơn 82.100 tấn thủy sản các loại (trong đó có hơn 73.610 tấn cá, còn lại là các loại thủy sản khác), tăng 1,23% so với cùng kỳ năm trước.

Với ưu điểm dễ nuôi, đầu ra ổn định, nhiều hộ dân đang lựa chọn sò huyết để nuôi trong vuông tôm thay vì nuôi tôm, cua theo truyền thống. Với lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/héc-ta/năm, mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm đang giúp nhiều nông hộ ở Cà Mau vươn lên khá giả.

Thái Bình có đường bờ biển dài 54km với nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Phát huy lợi thế này, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đặc biệt chú trọng phát triển lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản (NTTS).