Nguyên liệu

Nhờ nuôi sò, nhiều hộ dân ở xã Đông Thới (tỉnh Cà Mau) đã thoát nghèo và trở nên khá giả, đây là tiền đề quan trọng để đưa xã hoàn thành các tiêu chí tiếp theo trong xây dựng nông thôn mới.

Dự án “Sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm tu hài quy mô hàng hóa tại Khánh Hòa” do Công ty TNHH Hầu Thái Bình Dương Nha Trang chủ trì nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống tu hài với quy mô 20 triệu giống cấp I/năm. Tuy gặp một số khó khăn do tình hình dịch Covid-19, thời tiết, khí hậu, nhưng dự án đã nghiệm thu bước 1.

Những khay mực ống tươi ngon được tiểu thương “đón lõng” ngay tại bến cảng đã giúp ngư dân xã Xuân Hội (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) thu về tiền triệu mỗi ngày.

Chi phí tăng cao trong khi đầu ra khó tiêu thụ khiến nhiều ngư dân miền Trung cho tàu cá nằm bờ

Dịch bệnh hoành hành đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của người dân Quảng Ngãi. Trong đó, ngành chế biến hải sản cũng lao đao trước “con sóng dữ” mang tên Covid-19.

Những tuần qua, nhờ thời tiết và ngư trường thuận lợi, nhiều chủ tàu cá ở Ninh Thuận liên tục trúng cá nục và cá cơm.

Bình Thuận tăng cường giải pháp lưu trữ, cấp đông hải sản, vừa giải quyết khó khăn trước mắt trong tiêu thụ, vừa đảm bảo nguyên liệu dài hạn cho chế biến.

Giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Kiên Giang chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy nghề nuôi biển phát bền vững, hiệu quả theo hướng công nghiệp, hiện đại, góp phần tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân vùng biển đảo. Tỉnh sẽ thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển nuôi biển.

Khai thác, sử dụng tiềm năng mặt nước nhằm phát triển kinh tế biển, cân đối giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản một cách hiệu quả, bền vững.

Nuôi trồng thủy sản trên biển (gọi tắt là nuôi biển) đang là xu hướng phát triển mạnh thời gian gần đây, ngoài việc giúp tăng trưởng kinh tế biển một cách bền vững còn góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên biển vốn đang bị khai thác quá mức.

Từ giữa tháng 7 đến nay, ngư dân Mỹ Tân, xã Thanh Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) được mùa cá cơm và cá nục, cung cấp nguyên liệu dồi dào giúp các lò cá hấp ở địa phương hoạt động hết công suất.

Năm 2022, tỉnh Kiên Giang sẽ phát triển nuôi cá lồng bè trên biển với 6.000 lồng, dự kiến sản lượng thu hoạch 9.300 tấn. Nuôi nhuyễn thể trên diện tích 25.560ha, dự kiến sản lượng 74.880 tấn.

Ở tỉnh Thái Bình, ngao là đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản với diện tích đạt trên 3.000ha/năm, sản lượng ngao thu hoạch trên 115.000 tấn/năm, chiếm 50% sản lượng ngao toàn quốc.

Liên quan hoạt động nuôi trồng ngao của người dân ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) bị ảnh hưởng vì không có nguồn cát mặn phục vụ cải tạo đầm, bãi mà Báo Lao Động đã phản ánh, mới đây, UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản lấy ý kiến tham mưu của các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan - nhằm tập trung tháo gỡ vướng mắc, tìm giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho vấn đề này.

(vasep.com.vn) Sáng 10/8/2021, WB và VASEP đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU): Trường hợp Việt Nam” - với mong muốn chia sẻ kết quả nghiên cứu, phân tích tác động của thẻ vàng IUU với thương mại, XK thuỷ sản Việt Nam và ảnh hưởng đối với ngành thủy sản, kinh tế và uy tín quốc gia nếu bị EU phạt thẻ đỏ.