Nguyên liệu

Khánh Hòa là thủ phủ nuôi trồng thủy sản (NTTS) khu vực Nam Trung bộ, nhất là nghề nuôi biển. Tuy nhiên, cần có những giải pháp và định hướng cụ thể để nghề này phát triển bền vững.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện địa phương này có 4.722 tàu cá đăng ký, với tổng công suất 671.312 CV, trong đó, 3.478 tàu có công suất từ 20 CV trở lên. Để ngành khai thác biển phát triển bền vững, tỉnh Cà Mau đang quyết tâm hiện đại hóa đội tàu này.

Theo quy định, những tàu cá có công suất dưới 20CV sẽ bị cấm không cho khai thác tại vùng biển ven bờ. Tuy nhiên, các trường hợp này đều có hoàn cảnh nghèo khó, không đất sản xuất, buộc họ phải bám víu vào biển để mưu sinh.

Xã Kim Trung (Kim Sơn, Ninh Bình) mấy năm gần đây được các hộ nuôi hàu tìm đến như địa chỉ tin cậy do chất lượng hàu giống của xã rất tốt. Mặc dù mới 3 năm phát triển nghề nuôi hàu giống nhưng loại con nuôi này đã đem lại doanh thu đáng kể cho mỗi hộ nuôi. Hiện nay, chính quyền địa phương đang quy hoạch mở rộng diện tích nuôi từ 26,18 ha lên 70 ha và quan tâm xây dựng thương hiệu hàu giống Kim Trung nhằm giúp bà con yên tâm đầu tư vào giống thủy sản này.

Ngoài 3.700 tàu cá có công suất lớn từ 90CV trở lên chuyên đánh bắt khơi xa, tỉnh Bình Định còn có khoảng 2.500 tàu cá khác chuyên đánh bắt từ vùng lộng trở vào ven bờ. Trong khi đó, nguồn lợi thủy ven ở vùng lộng và ven bờ ngày càng cạn kiệt.

Quảng Bình có lợi thế phát triển nghề khai thác xa bờ với các đối tượng thủy hải sản có giá trị xuất khẩu cao. Thời gian qua, các doanh nghiệp trong tỉnh đã nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất, đồng thời, xây dựng và phát triển hiệu quả mô hình chuỗi liên kết trực tiếp từ ngư dân nhằm tạo ra nguồn cung ứng bền vững các sản phẩm thủy hải sản phục vụ cho hoạt động xuất khẩu…

Thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển đánh bắt hải sản xa bờ, đến nay toàn tỉnh Bình Thuận có 3.171 tàu cá có công suất từ 90CV trở lên tổ chức đánh bắt xa bờ, tăng 157 chiếc so năm 2017. Để khuyến khích đánh bắt xa khơi, tỉnh tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ; từ khi thực hiện đến nay tỉnh đã chi hỗ trợ cho ngư dân 567,4 tỷ đồng.

Trong nỗ lực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ, Bình Định đã xây dựng mô hình đồng quản lý ở các địa phương ven biển, ven đầm nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên các thủy vực, đem lại sinh kế cho người dân.

Từ đầu năm 2018 đến nay, tuy thời tiết trên biển rất thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản của bà con ngư dân nhưng nguồn lợi hải sản đang ngày càng cạn kiệt, ngư trường đánh bắt hạn hẹp, số tàu thuyền đánh bắt trên biển nhiều lên khiến ngư dân càng thêm khó khăn.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định điều chỉnh, bổ sung chương trình khoa học và công nghệ triển khai trong giai đoạn 2018-2020, theo hướng tăng cường các đề tài, công trình nghiên cứu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển và xã hội vùng ven biển, đảo.

Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ phối hợp cùng với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật sản xuất giống nghêu”.

Theo quy hoạch, đến năm 2020 chế biến thủy, hải sản tỉnh Thanh Hóa sẽ trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, sản lượng chế biến xuất khẩu phấn đấu đạt khoảng 46.000 tấn, tiêu thụ nội địa 60.000 tấn, giá trị xuất khẩu toàn tỉnh đạt 110 triệu USD. Tuy nhiên, đến nay, ngành công nghiệp này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhiều nhà máy chế biến thủy sản phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu sản xuất.

Những ngày giữa tháng 11, ngư dân ở tỉnh Quảng Bình rất vui vì trúng mùa ruốc. Nếu dịp này của các năm trước đang là mùa mưa bão thì năm nay việc trúng mùa ruốc biển là hiện tượng lạ, song mang lại nguồn thu khá cao cho ngư dân.

Thái Bình là tỉnh đồng bằng sông Hồng với 5 cửa sông lớn đổ ra biển, tạo ra một vùng bãi triều rộng khoảng 25.000ha thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ trong đó có ngao. Với trên 3.000ha nuôi trồng, sản lượng đạt trên 70.000 - 100.000 tấn, ngao đã khẳng định vị thế đối tượng con nuôi thủy sản chủ lực, không chỉ phục vụ tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trưởng Ban Quản lý cảng Hòn Rớ (Nha Trang) Nguyễn Trung Hiếu cho biết, số tàu đi khai thác xa bờ dài ngày (khoảng 22 đến 25 ngày/chuyến biển) của tỉnh đã giảm đến 50%. Một số chuyển sang đi biển ngắn ngày (khoảng 10 ngày/chuyến biển) hoặc cho tàu nằm bờ.