Doanh nghiệp

(vasep.com.vn) Ngày 29/7/2021, UBND tỉnh Tiền Giang đã ra thông báo tạm dừng hoạt động đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” . Điều này đã khiến cho một số DN chế biến, XK cá tra trên địa bàn tỉnh đã chấp hành nghiêm túc Chỉ thị 16/CT-TTg thực hiện “3 tại chỗ” như Công ty TNHH CB Thực phẩm XK Vạn Đức Tiền Giang (Van Duc TG Food) bàng hoàng và lo lắng. Ngay khi nhận được thông báo này, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐTV Van Duc TG Food đã ký Đơn kêu cứu gửi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, công văn kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang khẩn thiết xin được tiếp tục sản xuất "3 tại chỗ" để tránh người lao động hỗn loạn còn DN thiệt hại lớn.

Xét đề xuất của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Đồng Tháp đã chấp thuận giao công ty này làm đầu mối mua 200.000 liều vắc xin Nanocovax.

Trong quý II/2021, Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) ghi nhận doanh thu đạt 339 tỷ đồng, tăng 40%, lãi ròng đạt 11,2 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm ngoái.

Về Shiok Meats, thành lập từ năm 2018 và được biết đến là một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore. Trong bối cảnh nhu cầu đối với các loại thực phẩm thay thế thịt đang bùng nổ do quan ngại của con người liên quan đến sức khỏe, vấn đề bảo vệ động vật và môi trường chăn nuôi, Shiok Meats thực hiện sứ mệnh đem lại cho người tiêu dùng thịt tôm chế tạo trong phòng thí nghiệm.

Doanh thu xuất khẩu tháng 6 đạt 713 tỷ đồng, tăng 15% trong đó thị trường Mỹ mang về gần 300 tỷ đồng, tăng trưởng 77%. Các thị trường EU, Trung Quốc sụt giảm trước rủi ro bùng phát dịch Covid-19 biến chủng mới

Navico là doanh nghiệp thứ hai đầu tư nhà máy Collagen và Gelatin (C&G) trong ngành chế biến cá tra fillet. Trước đó, Vĩnh Hoàn đã khá thành công với dự án này, đóng góp 20% lợi nhuận & 10% doanh thu cho VHC.

Xét về thị trường, xuất khẩu sang Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất với tỷ lệ 188% so với cùng kỳ, Trung Quốc giảm nhiệt tăng 9% và thị trường khác tăng 4%. Ngược lại, tình hình xuất khẩu sang thị trường châu Âu giảm 22% so cùng kỳ.

Các doanh nghiệp và hiệp hội đều dự báo xuất khẩu cá tra còn tăng trưởng tốt trong thời gian tới nhờ các nước nhập khẩu kiểm soát được dịch bệnh.

Theo CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC), doanh thu tăng nhờ sự tăng trưởng trong hầu hết sản phẩm như cá tra, các sản phẩm phụ, chăm sóc sức khỏe và giá trị gia tăng.

Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) kỳ vọng đưa Navico về vị trí dẫn đầu ngành bằng việc tận dụng lợi thế sẵn có từ chuỗi giá trị khép kín, phát triển mở rộng thị trường.

Dẫn lời "nữ hoàng cá tra" Trương Thị Lệ Khanh của CTCP Vĩnh Hoàn, Undercurrent News cảnh báo nguồn cung cá tra tại Việt Nam có thể sẽ sớm bị thiếu hụt do nông dân giảm nuôi cá sau hai năm thua lỗ.

Việt Nam chi phối nhập khẩu cá tra vào thị trường châu Âu. Hiện tại, không có đối thủ cạnh tranh đáng kể đối với Việt Nam trên thị trường EU. Hầu hết các sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Liên minh châu Âu đều có xuất xứ từ Việt Nam. Bangladesh và Trung Quốc là những quốc gia khác xuất khẩu sản phẩm cá tra sang Liên minh châu Âu, nhưng với khối lượng thấp hơn nhiều.

Phần lớn cá tra được nhập khẩu vào thị trường châu Âu dưới dạng philê đông lạnh. Đặc biệt, các nhà nhập khẩu chuyên dụng sẽ nhập khẩu các sản phẩm cá tra bằng tàu container (đối với các sản phẩm đông lạnh) sang Châu Âu. Họ sẽ bán cá tra trực tiếp cho các phân khúc thị trường có liên quan hoặc gia tăng giá trị cho sản phẩm cá tra trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Các phân khúc thị trường cuối cùng của châu Âu có liên quan nhất đối với cá tra là dịch vụ bán lẻ và thực phẩm ở Bắc Âu. Cá tra được đưa đến đó thông qua các nhà nhập khẩu và bán buôn.

Nói về nữ doanh nhân Trương Thị Lệ Khanh người ta sẽ không ngần ngại đặt cho bà danh xưng "Nữ hoàng cá tra" với khát vọng đưa Vĩnh Hoàn ra khơi và tồn tại, phát triển mãi mãi.

Bên cạnh động thái M&A Sa Giang, lập thêm công ty chế biến nước ép trái cây thì SSI Research còn tiết lộ một dự án FMCG 500 tỷ đồng của Vĩnh Hoàn và kế hoạch ra mắt 14 sản phẩm mới đánh vào thị trường trong nước thông qua kênh phân phối của Sa Giang.