Theo Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, năm 2018, địa phương đã thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.

(vasep.com.vn) Nhật Bản là nước NK tôm lớn thứ 2 trên thế giới, chiếm khoảng 14% tổng giá trị NK tôm của toàn thế giới những năm gần đây. Trung bình, Nhật Bản NK khoảng 2,5 tỷ USD tôm mỗi năm. Năm 2018, NK tôm vào Nhật Bản đạt 2,35 tỷ USD, giảm 7,1% so với năm 2017. Trong top 6 nguồn cung tôm chính cho Nhật Bản, NK tôm từ Thái Lan, Indonesia tăng nhẹ trong khi NK từ Việt Nam, Ấn Độ, Argentina, Trung Quốc giảm so với năm 2017.

(vasep.com.vn) Theo NOAA, người Mỹ tiêu thụ nhiều tôm từ Việt Nam và Trung Quốc hơn trong tháng 11/2018.

Năm 2019, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp diện tích 3.100 ha, tập trung ở vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng; phấn đấu sản lượng thu hoạch đạt 21.500 tấn.

10,5 tỷ USD là giá trị xuất khẩu mà ngành thủy sản nước ta phấn đấu đạt được trong năm 2019. Để đạt được mục tiêu nói trên, theo các doanh nghiệp, ngành thủy sản cần chú trọng nâng cao chất lượng từ khâu nuôi, chế biến đến tìm thị trường xuất khẩu, ưu tiên các sản phẩm giá trị gia tăng để vào được các kênh tiêu thụ hiện đại nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam.

Hơn 35 năm trong nghề tôm, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) lần đầu tiên trải lòng về câu chuyện của Công ty đằng sau đà tăng trưởng bền vững những năm qua, mặc cho ngành tôm vẫn luôn biến động khôn lường.

Con tôm tại quê hương Cà Mau đang dần được người nông dân nơi đây tìm cách xây dựng sản phẩm tôm sạch Việt Nam và xuất khẩu đi các nước châu Âu. Từ một đơn vị đứng trước bờ vực tan rã, nhưng với hướng đi đúng đắn, Hợp tác xã Nuôi tôm Cái Bát (xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau) nhanh chóng được vực dậy. Đây là Hợp tác xã nuôi tôm đầu tiên của cả nước đạt tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản quốc tế (ASC). Hiện nay, sản phẩm Hợp tác xã tạo ra được cung cấp cho các nhà hàng lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đặc biệt, đơn vị này còn đang xúc tiến để ký hợp đồng cung ứng sản phẩm cho thị trường châu Âu. Gia đình ông Lê Minh Tặng có 2,5 ha đất nuôi tôm. Vào khoảng giai đoạn 2014 – 2016, trên diện tích khoảng 0,5 ha nuôi tôm thâm canh gia đình ông thu lỗ nhiều vụ. Nguyên nhân được xác định do môi trường bị ô nhiễm, khó kiểm soát dịch bệnh.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất, và thiết lập chuỗi giá trị trong nuôi tôm, Tập đoàn Việt Úc đang tạo ra một sân chơi riêng với tham vọng nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho con tôm Việt.

Tổng cục Thủy sản đã đề nghị đưa tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra vào Danh mục đối tượng nuôi chủ lực để xuất khẩu.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đứng thứ 5 về NK tôm của Việt Nam, chiếm 10,9% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Năm 2018, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 385,8 triệu USD, tăng 1% so với năm 2017. Với nhu cầu ổn định, giá XK cao, ưu đãi thuế quan thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Hàn Quốc – Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội đẩy mạnh XK tôm sang thị trường này trong năm 2019.

(vasep.com.vn) Ecuador XK kỷ lục 42.000 tấn tôm trong tháng 12/2018, đưa khối lượng XK tôm cả năm 2018 của nước này lần đầu tiên vượt 500.000 tấn. Khối lượng XK tăng nhờ cải thiện sản xuất như nâng cao chất lượng thức ăn nuôi tôm, thay đổi cách thức cho ăn và quản lý ao nuôi.

Dự báo tình hình thời tiết trong 6 tháng đầu năm nay El Nino và không có dịch bệnh lớn nên người nuôi tôm vùng ĐBSCL an tâm vào mùa thuận lợi. Dân nuôi tôm nước lợ trong vùng cho biết khả năng sẽ thả giống sớm và rộ từ cuối quý I - 2019.

Trước dự báo hiện tượng El Nino trong nửa đầu năm 2019 với xác xuất 80 - 90% sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thả nuôi tôm nước lợ, để hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và đảm bảo kế hoạch vụ nuôi, ngành NN-PTNT Khánh Hòa đã có khuyến cáo.

Nông dân các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL vừa thu hoạch xong vụ lúa trên nền đất nuôi tôm (lúa – tôm) với niềm vui trúng mùa. Nhiều nơi nông dân đã cải tạo và lấy đủ nước vào vuông sẵn sàng thả giống.

Hiện nay, nghề nuôi tôm ở Cà Mau chưa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Do vậy, tỉnh tiếp tục rà soát, quy hoạch vùng nuôi tập trung, đầu tư phát triển hạ tầng, thủy lợi, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến ngành hàng tôm xuất khẩu.