Trung Quốc đánh giá dấu chân carbon trong nuôi tôm công nghệ cao

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu mới tại Trung Quốc – quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới – đã lần đầu tiên đánh giá dấu chân carbon (carbon footprint) của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn khép kín (RAS). Kết quả cho thấy hệ thống này có tiềm năng giảm phát thải nếu sử dụng năng lượng tái tạo và tối ưu hóa hiệu suất nuôi.

Trung Quốc đánh giá dấu chân carbon trong nuôi tôm công nghệ cao

Nghiên cứu được thực hiện trên bốn cơ sở nuôi tại tỉnh Quảng Đông, sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời (LCA) từ khâu đầu vào đến khi tôm được thu hoạch. Dấu chân carbon được ghi nhận dao động từ 13,8 đến 14,9 tấn CO₂ tương đương trên mỗi 1.000 kg tôm thương phẩm.

Trong đó, điện năng chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 50%), tiếp theo là phát thải sinh học từ hô hấp của tôm, thức ăn và vật liệu xây dựng. Đáng chú ý, hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời giảm phát thải tới 92% so với khi dùng điện sản xuất từ than đá.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh phát thải sinh học có thể là chỉ số đánh giá hiệu quả sinh trưởng và quản lý nuôi trồng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng – thường bị xem nhẹ – cũng đóng vai trò đáng kể trong tổng phát thải, nhất là ở những trang trại quy mô lớn.

Kết quả này góp phần làm rõ những thách thức và cơ hội để ngành tôm ứng dụng công nghệ cao chuyển hướng sang sản xuất ít phát thải, thân thiện với môi trường hơn trong tương lai.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục