Tiêm vaccine cho cá tra giống: Giải pháp cần thiết nhưng chưa phổ biến

Dù được xem là biện pháp hiệu quả giúp phòng bệnh, giảm kháng sinh và nâng cao chất lượng chuỗi sản xuất cá tra, nhưng đến nay, chỉ 4% cơ sở ương dưỡng ở An Giang áp dụng tiêm vaccine cho cá tra giống.

Chú thích ảnh

Toàn tỉnh hiện có 534 cơ sở với sản lượng trên 3 tỷ con giống mỗi năm, nhưng chỉ có 4/100 hộ khảo sát thực hiện tiêm vaccine. Nguyên nhân chính là chi phí cao, nguồn cung vaccine hạn chế và tỷ lệ hao hụt sau tiêm còn lớn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Một số mô hình liên kết giữa doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn với hộ nuôi cho thấy hiệu quả tích cực: cá giống khỏe mạnh hơn, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, quy mô áp dụng còn rất nhỏ so với tổng diện tích nuôi toàn tỉnh.

Để tiêm vaccine trở thành giải pháp phổ biến, cần có sự hỗ trợ đồng bộ từ Nhà nước về chính sách, tài chính và tập huấn kỹ thuật. Nhà khoa học cần cải tiến công nghệ vaccine để giảm hao hụt. Doanh nghiệp cần minh bạch trong liên kết chuỗi, đảm bảo đầu ra và chia sẻ rủi ro với người nuôi.

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu siết chặt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và dư lượng kháng sinh, tiêm vaccine cho cá tra giống là xu hướng tất yếu để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh ngành cá tra Việt Nam.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục