(vasep.com.vn) Đội tàu cá ngừ của Tây Ban Nha đã hợp thành Tổ chức Hiệp hội Các nhà sản xuất cá ngừ cỡ lớn đông lạnh (Opagac) nhằm mục đích phân biệt với những tổ chức cá ngừ khác bằng cách chú trọng tới chứng nhận tiêu chuẩn khai thác cá ngừ có trách nhiệm (APR).
Opagac sẽ thông báo rằng giấy chứng nhận APR sẽ được áp dụng với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp vào năm tới.
Thông báo này – nhằm mục đích nhấn mạnh các tiêu chuẩn lao động cao hơn của các đội tàu Tây Ban Nha đang được áp dụng trên các tàu – sẽ được đưa ra vào ngày 09/10, tại Hội nghị Cá ngừ Quốc gia được tổ chức bởi Opagacs được tổ chức tại Madrid.
Những người tham gia từ các kênh phân phối tại Tây Ban Nha sẽ có thể đánh giá những gì mà hai sáng kiến này sẽ mang tới cho thị trường và người tiêu dùng.
Đầu năm nay, Opagac đã giới thiệu các tiêu chuẩn APR của mình tại Nghị viện châu Âu. Tổ chức này tin rằng APR sẽ đóng vai trò như một mốc quy chiếu cho các sản phẩm thủy sản NK vào EU.
Các tiêu chuẩn APR là tiêu chuẩn duy nhất trong ngành thủy sản đảm bảo các quyền về xã hội và lao động cho người làm công trên tàu, dựa trên quy định pháp lý hiện hành.
Hơn thế nữa, Công ước ILO 188, được Opagac thông qua, nhằm đảm bảo các điều kiện làm việc trên tàu của các đội tàu khai thác ở mức tốt, về điều kiện chỗ ăn chỗ ở và thực phẩm, an toàn và chăm sóc sức khỏe, an ninh xã hội và điều kiện làm việc.
Bằng cách áp dụng tiêu chuẩn APR, EU sẽ đảm bảo các sản phẩm thủy sản được tiêu thụ tại châu Âu đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về việc kiểm soát, phát triển bền vững môi trường, và quyền lao động.
Chứng nhận APR, cùng với Dự án cải thiện nghề cá ngừ (FIP) mà Opagac đang thực hiện là cách tốt nhất để đạt được sự phát triển bền vững về mặt kinh tế xã hội và môi trường.
Các điều kiện xã hội trên các tàu đánh cá thường liên quan đến các hoạt động khai thác bất hợp pháp, và đang là mối quan tâm ngày càng tăng trong ngành thủy sản, nhưng ít được thực hiện cho đến nay.
Opagac cho biết, một số chứng nhận phát triển bền vững hiện có trên thị trường đang xem xét công ước ILO 188. Công ước này, mặc dù được ký bởi mỗi quốc gia, cho đến nay mới có 11 quốc gia thông qua. Theo Opagac, đó là lý do tại sao các sáng kiến áp dụng các tiêu chuẩn lao động này giúp đảm bảo cho người tiêu dùng và thúc đẩy các chính phủ thông qua công ước 188.
Opagac cam kết tìm cách đưa cá ngừ được khai thác bền vững có chứng nhận đầy đủ ra thị trường, từ quan điểm kinh tế xã hội và môi trường.
Trong khi đó, Hội đồng Quản lý Biển (MSC) đã công bố vào tháng 8 một số thay đổi trong các tiêu chuẩn của mình, trong đó chính sách mới được xây dựng nhằm đảm bảo nghề cá không có cưỡng bức hay lao động trẻ em trong các hoạt động nghề cá.