Indonesia: Bộ thủy sản kêu gọi tập trung xuất khẩu cá ngừ

(vasep.com.vn) Hiệp hội Doanh nghiệp Thủy sản Indonesia (Cappindo) đã kêu gọi Bộ Hàng Hải và Thủy Sản (KKP) hỗ trợ các doanh nghiệp cá ngừ đại phương tăng sản lượng và thúc đẩy XK sang các nước khác.

Chủ tịch của Cappindo cho rằng, bộ nên tập trung vào XK cá ngừ vì kim ngạch của họ trong năm 2015 đã giảm 14%.

Nếu thị trường XK cá ngừ của Indonesia bị bỏ trống, các nước khác sẽ chiếm lĩnh thị trường. Điều này sẽ gây khó khăn cho Indonesia trong việc dành lại thị trường.

XK cá ngừ của Indonesia năm ngoái giảm là do chính phủ đã cấm cấp giấy phép khai thác cho các tàu khai thác cũ của nước ngoài. Chính sách này đã được Bộ trưởng công bố mấy tháng trước.

Sự sụt giảm khối lượng XK cá ngừ tươi đông lạnh cũng là kết quả của việc thiếu nguyên liệu dành cho chế biến và sản xuất cá ngừ đóng hộp trong nước.

Cappindo hy vọng chính phủ sẽ chú ý đến và tập trung vào hoạt động XK tôm, cá ngừ, rong biển và cua.

Trước đó, KKP tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, để củng cố mức tăng trưởng kinh tế quốc gia hiện đang chậm lại.

Bên cạnh đó, KKP cũng đang thực hiện chương trình Nawacita thứ 4, chương trình chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và lần thứ 7, đó là thực hiện chủ quyền lương thực, hàng hải và phát triển kinh tế biển.

Việc thực hiện 3 chương trình Nawacita đã thể hiện rõ tầm nhìn và sứ mệnh của KPP trong nỗ lực chống IUU, tạo ra sự độc lập trong việc quản lý bền vững tài nguyên biển và nguồn lợi thủy sản, cải thiện sự phồn vinh thông qua việc trao quyền, và làm cho các DN thủy sản cạnh tranh và phát triển bền vững.

Bộ trưởng cho biết trong nỗ lực để tạo ra sứ mệnh và tầm nhìn, KPP cần sự hợp tác hài hòa với các nước khác. Ngoài ra KPP cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ của mình, hỗ trợ 3 trong 9 chương trình phát triển Nawacita. Trong trường hợp này, KPP đã phân bổ ngân sách, chiếm 13,8 triệu Rp.

Ngân sách này sẽ được sử dụng để tối đa hóa việc sử dụng thống nhất các nguồn lực sẵn có trong lĩnh vực hàng hải và nghề cá trên cả nước.

Bộ trưởng cũng thừa nhận rằng cơ sở hạ tầng bị thiết hụt. Các KKP cam kết xây dựng kết nối giữa các đảo bằng phương tiện máy bay, tàu, xây dựng sân bay và ngành công nghiệp chế biến thủy sản.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục